CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO F0 ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ THEO HƯỚNG DẪN CHUẨN CỦA BỘ Y TẾ

Bộ Y tế đã ban hành Tài liệu hướng dẫn chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà. Trong tình hình hiện nay có nhiều F0 không triệu chứng hoặc thể nhẹ điều trị tại nhà, thì chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm COVID-19 vô cùng quan trọng.

Người bệnh nhiễm COVID-19 cần tăng nhu cầu dinh dưỡng

Tài liệu Hướng dẫn Chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà được áp dụng tại các cơ sở được giao nhiệm vụ quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà để hướng dẫn cho người nhiễm COVID-19 và người chăm sóc người nhiễm COVID-19 tự chăm sóc tại nhà.

– Để hạn chế diễn biến nặng, nguy kịch người bệnh cần được theo dõi thường xuyên và thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Những trường hợp người bệnh nhiễm COVID-19 không có triệu chứng hoặc thể nhẹ điều trị tại nhà, việc thực hiện, tuân thủ chế độ dinh dưỡng thật sự cần thiết, dinh dưỡng giúp hỗ trợ và cải thiện “hàng rào” bảo vệ cơ thể như tế bào miễn dịch, các kháng thể, da, niêm mạc hô hấp, niêm mạc dạ dày làm tăng sức đề kháng.

– Khi bị nhiễm, người bệnh thường có dấu hiệu đột ngột bị mất vị giác hoặc khứu giác, làm giảm khả năng ăn uống do vậy cần bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh thiếu hụt về dinh dưỡng dẫn tới suy dinh dưỡng.

– Người bệnh nhiễm COVID-19 đều tăng nhu cầu dinh dưỡng do tăng tiêu hao năng lượng, nếu không bổ sung dinh dưỡng đầy đủ đúng cách người bệnh sẽ suy dinh dưỡng nặng. Suy dinh dưỡng làm tăng nguy cơ bội nhiễm, bệnh trở nặng, kéo dài thời gian thở máy, tăng chi phí điều trị.

– Vì vậy, việc cung cấp dinh dưỡng cho người bệnh nhiễm COVID-19 nhẹ và không có triệu chứng tại nhà là rất cần thiết, giúp nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch và hạn chế biến chứng.

Nguyên tắc chung về chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm COVID-19 mức độ nhẹ và không có triệu chứng

Dinh dưỡng đầy đủ và cân đối

– Đảm bảo đủ các và đa dạng các nhóm thực phẩm bao gồm: nhóm tinh bột, nhóm sữa và chế phẩm sữa, nhóm dầu mỡ, nhóm rau củ, nhóm thịt cá, nhóm trứng, nhóm các loại hạt, nhóm rau củ màu vàng-xanh thẫm.

– Không bỏ bữa: Ăn đủ 3 bữa chính và tăng cường thêm các bữa phụ.

– Hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt (khuyến nghị lượng đường <10% tổng năng lượng ăn vào).

– Không kiêng khem thực phẩm nếu không có dị ứng thực phẩm hoặc theo lời khuyên riêng của bác sĩ

– Người có thể trạng gầy, trẻ em cần bổ sung thêm các thực phẩm có nhiều năng lượng và protein như sữa và các sản phẩm từ sữa.

Dinh dưỡng an toàn

– Tránh đồ ăn, uống có nhiều đường, nhiều muối, rượu, bia.

– Thực phẩm phải bảo đảm an toàn, vệ sinh. Không dùng thực phẩm ôi, thiu, quá hạn sử dụng.

– Bảo đảm vệ sinh khi chế biến thực phẩm. Luôn rửa tay trước và sau khi chế biến thực phẩm.

– Sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung cần theo hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng.

Lựa chọn thực phẩm

Thực phẩm nên dùng

– Gạo, mỳ, ngô, khoai, sắn, …

– Các loại hạt: đậu đỗ, vừng, lạc, …

– Sữa và các sản phẩm từ sữa: sữa bột, sữa tươi, sữa chua, …

– Thịt các loại, cá, tôm, …

– Trứng và các sản phẩm từ trứng: trứng gà, trứng vịt, trứng chim cút, …

– Dầu thực vật, dầu oliu, dầu cá, …

– Các loại rau: đa dạng các loại rau.

– Quả tươi: ăn đa dạng các loại quả.

Thực phẩm hạn chế dùng

– Mỡ động vật, phủ tạng động vật.

– Các thực phẩm chứa nhiều muối (đồ hộp, dưa muối, cà muối…).

– Các loại nước ngọt có ga, bánh kẹo ngọt.

– Các chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá.

 

 

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ



    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline