Bệnh sán lá gan tuy dễ mắc nhưng có thể phòng ngừa được. Dựa vào những con đường lây nhiễm của sán lá gan cho con người, chúng ta có thể phòng tránh bệnh bằng những cách sau đây:
Ăn chín uống sôi
Thực hiện ăn chín, uống sôi: đặc biệt không ăn các loại cá, ốc khi chưa được nấu chín kĩ dưới mọi hình thức, không ăn các loại rau sống mọc dưới nước.
Hạn chế ăn sống các loại rau mọc dưới nước như rau ngổ, rau om, cải xoong, rau cần, ngó sen,… Đặc điểm của sán lá gan lớn là bám rất chắc vào trong thành rau, nên dù có rửa kỹ dưới vòi nước chảy trực tiếp vẫn khó loại bỏ sán. Các loại rau thủy sinh này cần phải được nấu chín trước khi ăn. Nhiệt độ sẽ tiêu diệt các ấu trùng sán lá gan có trong rau và không gây hại đến sức khỏe khi ăn.
Ý thức giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
Có ý thức vệ sinh chung, không phóng uế bừa bãi, ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi chế biến thức ăn và trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
Tẩy giun định kỳ và thăm khám sức khỏe
Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần
Khi phát hiện những triệu chứng bất thường của sán lá gan cần đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.
Bệnh sán lá gan là một bệnh truyền nhiễm qua đường tiêu hóa, bệnh có thể gây nên các biến chứng nặng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Nếu nghi ngờ nhiễm bệnh, người bệnh phải đến cơ sở khám chữa bệnh để được khám, xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Khi nghi ngờ mắc bệnh sán lá gan lớn, người bệnh nên xét nghiệm phân để tìm trứng và xét nghiệm huyết thanh kháng thể. Các phát hiện hỗ trợ về xét nghiệm máu và hình ảnh được thực hiện để đánh giá các than phiền ở bụng bao gồm thiếu máu, tăng bạch cầu ái toan, xét nghiệm gan bất thường, tốc độ máu lắng cao, tăng glucaglobulin máu, và các tổn thương vùng hạ vị ở gan khi chụp CT trong giai đoạn cấp tính của bệnh sán lá gan lớn.
Nếu xét nghiệm phân và xét nghiệm kháng thể âm tính hoặc tương đương nhưng vẫn nghi ngờ bệnh sán lá gan lớn (tức là dựa trên nhiều phát hiện hỗ trợ, đặc biệt là tăng bạch cầu ái toan), thì nên tiến hành nội soi hút dịch tá tràng và hút dịch mật. Trứng và đôi khi giun trưởng thành có thể được phát hiện trong các bệnh phẩm thu được khi nội soi.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
VIÊM HỌNG CẤP TÍNH GÂY RA NHỮNG BIẾN CHỨNG NÀO?
VIÊM HỌNG CẤP TÍNH LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH
VIÊM HỌNG HẠT NÊN ĂN GÌ VÀ KIÊNG ĂN GÌ?
VIÊM HỌNG HẠT CÓ BỊ LÂY KHÔNG?
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VIÊM HỌNG HẠT
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM HỌNG HẠT