Khi phát hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc xơ gan người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và được bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị càng sớm càng tốt.
Chẩn đoán xơ gan do bia rượu
Xét nghiệm máu
Nếu nghi ngờ xơ gan, bác sĩ sẽ xét nghiệm máu, xét nghiệm công chức máu, điện giải, đánh giá mức độ đông máu… Khi đọc các chỉ số xét nghiệm, người mắc bệnh xơ gan từ rượu thường có dấu hiệu sau:
Tình trạng thiếu máu (số lượng hồng cầu giảm do quá ít chất sắt).
Nồng độ amoniac trong máu cao.
Lượng đường trong máu cao.
Leukocytosis hay chứng tăng bạch cầu (số lượng tế bào miễn dịch lớn);
Nồng độ magie, kali, natri trong máu thấp.
Xét nghiệm hình ảnh
Chụp CT, quét MRI, siêu âm giúp quan sát kích thước, hình dạng và kết cấu của gan. Đồng thời, giúp bác sĩ xác định tình trạng sẹo gan, lượng chất béo, lượng dịch tích tụ trong ổ bụng.
Sinh thiết
Sinh thiết để xác định chẩn đoán xơ gan, mức độ tổn thương gan hoặc chẩn đoán ung thư gan.
Phương pháp điều trị xơ gan do bia rượu
Ngừng rượu bia
Rượu bia không chỉ là “kẻ thù” đầu độc và hủy hoại gan gây các bệnh lý về gan nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan… mà còn là “thủ phạm” làm tổn hại hầu hết các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Do đó, dùng rượu bia ở mức độ cho phép là cách thiết thực nhất để bảo vệ lá gan của mình ngay hôm nay.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, người trưởng thành chỉ nên dùng mỗi ngày khoảng 270ml bia hoặc 125ml rượu vang hoặc 25ml rượu mạnh. Nếu dùng quá mức này được coi là lạm dụng và gây ra nhiều tác hại nguy hiểm cho gan và các bộ phận khác của cơ thể.
Điều bắt buộc khi điều trị xơ gan là phải bỏ rượu. Khi ngừng sử dụng bia, rượu, gan không cần phải làm việc nhiều để thực hiện chức năng đào thải của mình.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Ngoài việc hạn chế rượu bia, một lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách để chăm sóc và bảo vệ lá gan luôn khỏe mạnh.
Bổ sung các loại thức ăn có chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất hỗ trợ cho quá trình chuyển hóa các chất của gan như: ăn nhiều trái cây (cam, bưởi, chuối, táo, dâu…), nhiều rau xanh, cá tươi, thịt nạc.
Hạn chế ăn các loại thức ăn chứa nhiều hóa chất, phẩm màu, thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, đường, muối…
Sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ
Để điều trị xơ gan, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc có tác dụng làm giảm triệu chứng viêm gan, đồng thời cải thiện chức năng gan. Các loại thuốc như pentoxifylline, corticosteroid, có thể bổ sung thêm vitamin và dưỡng chất cần thiết với bệnh nhân suy dinh dưỡng.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
CÁC HẠNG MỤC KHÁM BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TRƯỚC TẾT
TẠI SAO CẦN KHÁM BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TRƯỚC TẾT?
LỜI KHUYÊN BẢO VỆ GAN MẬT TRONG DỊP TẾT
BỆNH LÝ GAN MẬT THƯỜNG GẶP CẦN TẦM SOÁT TRƯỚC TẾT
CÁC HẠNG MỤC TẦM SOÁT TIÊU HÓA TRƯỚC TẾT
KIỂM TRA CHỨC NĂNG GAN VÀ BỆNH LÝ GAN MẬT TRƯỚC TẾT