Men gan cao là bệnh lý khá phổ biến hiện nay và càng ngày càng có xu hướng tăng nhanh. Bài viết này, Phòng khám đa khoa Thuận Kiều sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về men gan cao từ đó biết cách phòng và điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Men gan cao là gì?
Men gan cao là biểu hiện của tế bào gan bị tổn thương và bị phá hủy do các tác nhân gây bệnh. Men gan tăng càng cao, mức độ tổn thương tại gan càng nặng nề. Men gan cao được phân loại thành 3 mức độ:
– Mức độ nhẹ: Chỉ số men gan tăng cao < 5 lần so với mức bình thường.
– Mức độ trung bình: Chỉ số men gan tăng cao ~ 5-10 lần so với mức bình thường.
– Mức độ nặng: Chỉ số men gan tăng cao >10 lần so với mức bình thường.
Nguyên nhân dẫn đến men gan cao
Có nhiều nguyên nhân làm cho men gan tăng cao. Bác sĩ sẽ thăm khám, xác định nguyên nhân cụ thể và chẩn đoán các bệnh liên quan. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:
– Do virus: Có 5 loại virus gây viêm gan là A, B, C, D, E. Khi xâm nhập vào cơ thể, các virus này sẽ hủy hoại tế bào gan. Trong đó virus viêm gan B và C vừa có khả năng gây viêm gan cấp tính và mạn tính tăng nguy cơ gây ung thư gan và xơ gan.
– Sử dụng thuốc, nhất là thuốc giảm đau chứa acetaminophen l và thuốc giảm cholesterol.
– Uống bia rượu nhiều gây tăng nồng độ men gan.
– Người bị béo phì làm chức năng gan giảm.
– Khi ăn các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, nấm mốc, chứa chất bảo quản, dư thừa lượng thuốc bảo vệ, chứa độc tố, khiến gan phải hoạt động nhiều hơn để xử lý và loại bỏ, từ đó làm chết các tế bào gan, gây tăng men gan, viêm gan, thậm chí là ung thư gan.
– Ngoài ra còn một số bệnh khác: Bệnh ung thư gan, viêm gan do uống rượu, xơ gan, viêm túi mật hoặc tụy, nhiễm virus Epstein-Barr, …
Triệu chứng của bệnh men gan cao
– Vàng da: đây là triệu chứng bệnh men gan cao đặc trưng nhất. Tuy nhiên, khi bạn nhận ra sự thay đổi về màu da thì bệnh cũng đang ở giai đoạn báo động “đỏ”.
– Rối loạn tiêu hóa: chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, chướng bụng nhẹ.
– Da nổi mẩn ngứa: Chức năng giải độc của gan bị suy giảm khiến độc tố tích tụ trong cơ thể, trên da gây ngứa, nổi mề đay, mụn nhọt.
– Đau hạ sườn phải: Khi men gan tăng cao, người bệnh sẽ cảm nhận được cơn đau nhức âm ỉ ở bụng tại vùng hạ sườn bên phải.
– Phân nhạt màu, nước tiểu sẫm màu: do tắc mật khiến cho bilirubin không đi vào đường tiêu hoá được và phải thải qua đường nước tiểu nên gây ra hiện tượng phân bạc màu và nước tiểu sẫm.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA LÂY NHIỄM ĐAU MẮT ĐỎ CHO MẸ BẦU
ĐAU MẮT ĐỎ KHI MANG THAI CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN EM BÉ KHÔNG?
BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ ĐANG GIA TĂNG, CẦN LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG NGỪA?
CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ NHƯ THẾ NÀO?
ĐAU MẮT ĐỎ LÂY QUA ĐƯỜNG NÀO?
BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ – NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG