Đau vú là một trong những than phiền thường gặp của các chị em phụ nữ. Tình trạng này có thể được mô tả là đau khi sờ chạm, đau chói hoặc cảm giác căng tức bên trong vú. Cơn đau có thể liên tục kéo dài hoặc đau từng lúc, có thể đau mức độ nhẹ đến nặng. Vậy đau vú là dấu hiệu của bệnh gì? Cùng PKĐK Thuận Kiều tìm hiểu nhé!
Viêm vú
Nếu tình trạng đau vú đi kèm với các triệu chứng như nóng vú, sưng, đỏ, tích dịch trong vú thì khả năng cao do bị viêm vú. Viêm vú thường gặp ở các mẹ đang cho con bú, nhất là thời gian từ 6 – 12 tuần đầu tiên sau khi sinh. Một số trường hợp hiếm gặp viêm vú không liên quan đến việc nuôi con bằng sữa mẹ, thậm chí xảy ra ở cả nam giới.
Ung thư vú
Đau vú, đặc biệt trong vú có xuất hiện khối u bất thường gây biến dạng một bên vú thì cần đi kiểm tra càng sớm càng tốt. Nguyên nhân có thể do các loại u vú gây ra, trong đó có thể là u vú lành tính như u xơ vú, u nang vú, u bọc sữa, u mỡ, u diệp thể, … hoặc ung thư vú.
Khối u phát triển trong mô vú là do sự hình thành và phát triển của một nhóm tế bào bất thường không tuân theo chu kỳ chết của cơ thể. Nếu do ung thư, cần điều trị để loại bỏ khối u càng sớm càng tốt, tránh ung thư lây lan sang các cơ quan khác của cơ thể.
Đau vú sau phẫu thuật
Thời điểm sau khi thực hiện các phẫu thuật liên quan đến ngực, nhiều người cảm thấy đau với mức độ khác nhau: ảnh hưởng đến núm vú, bề mặt của vú hoặc đau sâu trong vú. Hầu hết mọi trường hợp đau vú do thực hiện phẫu thuật sẽ tự khỏi dần theo thời gian.
Nếu cơn đau kéo dài, có tình trạng sưng viêm, thay đổi kích thước và hình dáng vú, … thì người bệnh cần đi kiểm tra ngay.
Nang vú
Ống dẫn sữa hoặc tuyến sữa có thể giãn ra và tạo thành vú. Những nang này thường chứa dịch, khi sờ thấy một khối cứng hoặc chắc. Những nang điển hình thường tăng kích thước trong những ngày hành kinh và sẽ tự biến mất sau mãn kinh.
Những nang này thường chỉ chứa dịch và không phải là ung thư.
Thay đổi sợi bọc tuyến vú
Thay đổi sợi bọc tuyến vú có thể ảnh hưởng đến một hoặc hai bên vú, nhưng thường là cả hai bên vú. Tình trạng này gây ra cảm giác căng tức hoặc đôi khi thấy vú sưng phồng, đặc biệt trước hoặc trong ngày đèn đỏ. Có thể sờ thấy một hay nhiều khối trong vú hay chảy dịch núm vú.
Tình trạng này thì khá phổ biến ở phụ nữ từ 20 đến 50 tuổi. Thay đổi sợi bọc tuyến vú thì vô hại và không liên quan đến ung thư vú.
Nếu bị đau vú không theo chu kỳ kinh nguyệt và xuất hiện các triệu chứng bất thường, việc đi khám sớm là quan trọng. Điều trị ngay từ giai đoạn đầu có thể mang lại hiệu quả tốt hơn và giảm nguy cơ mắc các vấn đề sau này.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
GỢI Ý MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHĂM SÓC SỨC KHỎE HỆ HÔ HẤP VÀO MÙA ĐÔNG
NHỮNG BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP VÀO MÙA ĐÔNG
ĐIỀU TRỊ VIÊM MÀNG NÃO DO MÔ CẦU NHƯ THẾ NÀO?
NHỮNG BIỆN PHÁP GIÚP CHỦ ĐỘNG PHÒNG NGỪA BỆNH VIÊM NÃO MÔ CẦU
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN VIÊM MÀNG NÃO DO MÔ CẦU
VIÊM NÃO MÔ CẦU CÓ LÂY KHÔNG? LÂY QUA ĐƯỜNG NÀO?