CHẾ ĐỘ ĂN HỢP LÝ CHO NGƯỜI BỊ RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH

Người bị rối loạn tiền đình thường đau đầu, căng thẳng do thiếu máu não, có nguy cơ bị đột qụy cao. Ngoài việc điều trị bằng thuốc thì người bị rối loạn tiền đình cần phải có chế độ dinh dưỡng thích hợp để điều trị bệnh hiệu quả.

Rối loạn tiền đình là gì?

– Tiền đình là bộ phận thuộc hệ thần kinh nằm ở phía sau ốc tai hai bên. Tiền đình có vai trò cân bằng cơ thể, duy trì trạng thái thăng bằng ở các tư thế, trong hoạt động, phối hợp các bộ phận cử động như mắt, tay, chân, thân mình…

– Rối loạn tiền đình là tình trạng quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của tiền đình bị rối loạn hoặc tắc nghẽn do dây thần kinh số 8 hoặc động mạch nuôi dưỡng não bị tổn thương hay các tổn thương khác ở khu vực tai trong và não. Điều này khiến cho tiền đình mất khả năng giữ thăng bằng, cơ thể loạng choạng, hoa mắt, chóng mặt, quay cuồng, ù tai, buồn nôn… Những triệu chứng này lặp đi lặp lại nhiều lần, xuất hiện đột ngột khiến người bệnh rất khó chịu, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và khả năng lao động của người bệnh.

Nên ăn gì khi bị rối loạn tiền đình

Người bị rối loạn tiền đình nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng hợp lý để góp phần đẩy lui căn bệnh này. Những phực phẩm được khuyên bổ sung là:

– Thực phẩm giàu vitamin B & C, D, Kẽm, Magiê: các loại rau màu xanh lá đậm, cà chua, súp lơ, chuối, nho… giúp khôi phục tổn thương của các tế bào thần kinh và cải thiện tuần hoàn máu.

– Những thực phẩm giàu axit folic: nếu nồng độ axit folic trong máu quá thấp sẽ làm tăng hàm lượng của một chất có tên gọi homocysteine, có thể làm tăng nguy cơ bị rối loạn tiền đình. Vì vậy bạn cần tăng cường bổ sung nhóm thực phẩm giàu axit folic như rau chân vịt, bánh mì, đậu trắng và mầm lúa mì, đậu trắng, lạc …

– Thực phẩm giàu omega-3: cá thu, cá hồi, dầu gan cá tuyết, hàu, hạt chia, đậu nành,…Axit béo omega-3 là các chất dinh dưỡng thiết yếu rất quan trọng trong việc ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tim và hỗ trợ não bộ hoạt động. Bên cạnh đó, chúng còn làm chậm sự phát triển của mảng bám trong động mạch tạo điều kiện cho máu lưu thông dễ dàng.

– Bạn cũng cần uống đủ nước mỗi ngày, tránh để cơ thể bị mất nước và điện giải làm trầm trọng hơn các triệu chứng của rối loạn tiền đình.

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên có thể giúp bạn xây dựng được chế độ ăn uống tốt nhất cho bệnh rối loạn tiền đình!

Người bị rối loạn tiền đình cần đến khám ở chuyên khoa Nội thần kinh, Nội tổng hợp hoặc Tai mũi họng. Và có thể phải làm một số chẩn đoán như xét nghiệm máu, chụp Xquang, chụp cộng hưởng từ,… để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị phù hợp.

Tại Phòng khám đa khoa Thuận Kiều, bác sĩ trực tiếp khám và điều trị rối loạn tiền đình là người có nhiều năm kinh nghiệm thăm khám, điều trị các bệnh lý thần kinh nói chung, có nhiều kinh nghiệm trong khám và điều trị chóng mặt, hội chứng tiền đình.

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

 

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ



    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline