Một nghiên cứu của Thụy Điển đã điều tra hiệu quả của việc tiêm phòng Covid-19 đối với nguy cơ nhiễm bệnh có triệu chứng, nhập viện và tử vong cho đến 9 tháng sau khi tiêm chủng, theo News Medical. Vắc xin có hiệu quả chống lại nhiễm Covid-19 và bảo vệ khỏi nguy cơ nhiễm bệnh, bệnh nặng và tử vong. Tuy nhiên, các đợt nhiễm Covid đột phá nghiêm trọng ở người đã tiêm chủng đầy đủ đã làm dấy lên lo ngại về hiệu quả của vắc xin suy giảm.
Hiệu quả của vắc xin diễn biến như thế nào?
– Các nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh hiệu quả cao của vắc xin. Các nghiên cứu quan sát sâu hơn đã đánh giá hiệu quả cao trong thế giới thực. Tuy nhiên, có những báo cáo về hiệu quả của vắc xin giảm dần trong việc chống lại nhiễm bệnh có triệu chứng.
– Hiện tại, có một số dấu hiệu cho thấy hiệu quả của vắc xin chống lại nhiễm bệnh suy giảm cho đến 6 tháng sau khi tiêm chủng. Tuy nhiên, việc bảo vệ khỏi bệnh nặng dường như vẫn được duy trì.
– Nghiên cứu bao gồm hơn 5,8 triệu người được cập nhật tình trạng tiêm chủng và các trường hợp nhiễm Covid-19 từ ngày 12.1.2021 đến ngày 4.10.2021, được theo dõi khả năng miễn dịch đến 9 tháng sau khi tiêm.
– Kết quả đã cho thấy, hiệu quả của vắc xin Pfizer chống lại nhiễm Covid-19 giảm dần từ 92% ở ngày thứ 15-30 xuống còn 47% sau 4 – 6 tháng, và không còn hiệu quả từ 7 tháng trở đi. Hiệu quả của Moderna còn 59% từ 6 tháng trở đi. Hiệu quả của Astra thấp hơn và suy yếu nhanh hơn, hoàn toàn không còn hiệu quả từ 4 tháng trở đi, theo News Medical.
– Tuy nhiên, ở người tiêm mũi 1 vắc xin Astra và mũi 2 Moderna, vẫn duy trì được hiệu quả đến 66% sau 4 tháng.
– Trong nghiên cứu này, hiệu quả của vắc xin thấp hơn và suy yếu nhanh hơn ở nam giới và những người lớn tuổi.
Hiệu quả chống bệnh nghiêm trọng ra sao?
– Đặc biệt, kết quả của nghiên cứu này còn cho thấy, hiệu quả của vắc xin chống lại Covid-19 nghiêm trọng giảm từ 89% ở ngày thứ 15-30 xuống còn 42% kể từ 6 tháng trở đi.
– Hiệu quả suy giảm này đáng chú ý ở nam giới, người già yếu, người có bệnh nền và người tiêm vắc xin Astra, theo News Medical.
– Nghiên cứu đưa thêm bằng chứng mạnh mẽ cho thấy rất cần thiết phải tiêm mũi thứ 3, ưu tiên những người có nguy cơ cao bị bệnh nặng và tử vong.
– Do đó, những phát hiện này có thể có ý nghĩa đối với các chiến lược tiêm chủng và các chính sách y tế công cộng.
Nguồn: Báo Thanh niên
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
KHI NÀO NÊN ĐI KHÁM ĐỂ PHÁT HIỆN SỚM SUY BUỒNG TRỨNG?
NGUYÊN NHÂN GÂY SUY BUỒNG TRỨNG SỚM: DI TRUYỀN, TỰ MIỄN HAY DO LỐI SỐNG?
SUY BUỒNG TRỨNG SỚM LÀ GÌ? DẤU HIỆU NÀO DỄ BỊ BỎ QUA?
SUY BUỒNG TRỨNG SỚM: ÁM ẢNH CỦA PHỤ NỮ
PHỤ NỮ MẮC HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG MANG THAI CẦN LƯU Ý GÌ ĐỂ PHÒNG NGỪA BIẾN CHỨNG THAI KỲ?
ĐỘ TUỔI NÀO NÊN BẮT ĐẦU TẦM SOÁT NỘI TIẾT ĐỂ PHÁT HIỆN HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG (PCOS)?