Rối loạn lo âu có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng ảnh hưởng nhiều hơn đến người trưởng thành. Biểu hiện của bệnh rất đa dạng và mức độ có sự khác biệt ở từng bệnh nhân. Dựa vào đặc điểm và biểu hiện lâm sàng, rối loạn lo âu được chia thành nhiều dạng khác nhau.
Rối loạn lo âu xã hội
Bệnh đặc trưng bởi sự lo lắng, hoảng sợ quá mức trong các sự kiện hàng ngày, nhất là khi họ bị bẽ mặt hoặc xấu hổ trước đám đông vì sự thể hiện của họ không đáp ứng được như kỳ vọng, ví dụ như sợ phát biểu trước nhiều người, sợ gặp người lạ, sợ ánh đèn sân khấu, …
Rối loạn lo âu lan tỏa
Là dạng rối loạn lo âu biểu hiện bằng lo lắng kéo dài, căng thẳng lo lắng quá mức, mặc dù không có hoặc vấn đề rất nhỏ cũng gây lo âu.
Các vấn đề rất lặt vặt, nhỏ nhỏ nhặt mà bệnh nhân tự biết rằng không đáng phải lo nhưng vẫn gây lo âu, ví dụ như người thân đi về trễ một chút cũng bồn chồn, bất an sợ người thân bị tai nạn, hoặc lo không biết mình có hoàn thành được tốt công việc hay không dù công việc đó đối với họ không quá khó khăn, lo con cái đi học xa nhà có biết sống độc lập hay không, …
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là một loại rối loạn lo âu, đặc trưng bởi những suy nghĩ ám ảnh hoặc hành vi lặp đi lặp lại (cưỡng chế). Các hành vi lặp đi lặp lại như rửa tay, đếm, kiểm tra hoặc làm sạch thường được thực hiện với hy vọng ngăn chặn những suy nghĩ ám ảnh. Tuy nhiên, việc thực hiện những hành động này chỉ là sự giải tỏa tạm thời.
Rối loạn hoảng loạn
Triệu chứng đặc trưng của tình trạng này là hoảng sợ cực độ. Những cơn hoảng sợ thường diễn ra khá ngắn và bất ngờ, khiến cơ thể phản ứng lại dữ dội bằng các hiện tượng như đau ngực, khó thở, đau tim, … Bệnh nhân thường không thích ở những nơi dễ khiến họ rơi vào trạng thái hoảng sợ. Nhiều khi biểu hiện hoảng sợ còn lấn át họ, tới nỗi họ cố thủ trong nhà, tránh giao tiếp xã hội.
Rối loạn hoảng loạn có thể khác nhau ở mỗi người nhưng tựu chung biểu hiện ban đầu thường là đau ngực, nhịp tim nhanh, choáng váng, nghẹt thở, … Nghiêm trọng hơn, người bệnh đôi khi còn cảm thấy sợ chết, phát điên, …
Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD)
Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) là một loại rối loạn lo âu có thể xảy ra sau khi tiếp xúc với một sự kiện hoặc thử thách đáng sợ và xảy ra tổn thương thực thể nghiêm trọng. Các sự kiện có thể kích phát PTSD bao gồm các cuộc tấn công cá nhân bạo lực, thảm họa tự nhiên hoặc do con người gây ra, tai nạn hoặc chiến đấu quân sự.
Rối loạn lo âu do thuốc
Rối loạn lo âu do thuốc đặc trưng bởi các triệu chứng lo âu hoặc hoảng loạn dữ dội do việc lạm dụng thuốc, uống thuốc, tiếp xúc với các chất hóa học độc hại hay khi ngưng thuốc đột ngột.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
KHI NÀO NÊN ĐI KHÁM ĐỂ PHÁT HIỆN SỚM SUY BUỒNG TRỨNG?
NGUYÊN NHÂN GÂY SUY BUỒNG TRỨNG SỚM: DI TRUYỀN, TỰ MIỄN HAY DO LỐI SỐNG?
SUY BUỒNG TRỨNG SỚM LÀ GÌ? DẤU HIỆU NÀO DỄ BỊ BỎ QUA?
SUY BUỒNG TRỨNG SỚM: ÁM ẢNH CỦA PHỤ NỮ
PHỤ NỮ MẮC HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG MANG THAI CẦN LƯU Ý GÌ ĐỂ PHÒNG NGỪA BIẾN CHỨNG THAI KỲ?
ĐỘ TUỔI NÀO NÊN BẮT ĐẦU TẦM SOÁT NỘI TIẾT ĐỂ PHÁT HIỆN HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG (PCOS)?