Dinh dưỡng là một phần không thể thiếu trong chăm sóc bệnh nhân nhồi máu não. Đây chính là tiền đề cho sự hồi phục của những tổn thương trên cơ thể. Không chỉ giúp hồi phục sức khỏe nhanh chóng mà chế độ ăn uống hợp lý còn làm giảm thiểu nguy cơ mắc tai biến về sau.
Thực phẩm chống ôxy hoá
Nhóm thực phẩm chống ôxy hoá đặc biệt tốt cho bệnh nhân nhồi máu não. Vì khi bị tắc mạch máu, các tế bào thần kinh bị vây hãm xung quanh bởi rất nhiều gốc tự do có hại. Các gốc tự do này phát sinh từ các phản ứng chuyển hoá dinh dưỡng không hoàn toàn trong điều kiện thiếu ôxy. Các chất chống ôxy hóa trong thực phẩm sẽ trừ khử những gốc tự do, nhờ đó giảm sự huỷ hoại màng tế bào thần kinh và tăng khả năng hồi phục cho não bộ.
Thực phẩm nên dùng: Đậu các loại, dầu vừng, dầu hướng dương, lạc, giá đỗ, đậu nành, súp lơ trắng, dưa hấu, táo, na, …
Trái cây
Hầu hết các loại trái cây đều tốt cho sức khỏe. Người bị tai biến nên ăn hoa quả chứa nhiều kali, vitamin C như chuối, cam, quýt, bưởi, … giúp ngăn ngừa sự hình thành huyết khối, giảm nguy cơ đột quỵ tái phát.
Thực phẩm có chất kháng đông
Thực phẩm kháng đông lại có tác dụng hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa sự kết dính tiểu cầu. Nhờ vậy sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ đông máu bất thường và làm nhỏ dần cục máu đông – nguyên nhân gây nhồi não. Điều này cũng rất tốt cho não bộ vì thời gian giải phóng mạch máu tắc nghẽn càng nhanh thì tốc độ và mức độ phục hồi thần kinh càng lớn.
Các loại thực phẩm có chứa chất kháng đông bao gồm súp lơ trắng, chuối, táo, nho, đào, ô liu, dầu vừng, dầu dừa, gừng, tỏi, …
Thực phẩm ưa kiềm
Thực phẩm ưa kiềm (sau khi được tiêu hoá và hấp thu, chúng tạo ra độ kiềm đậm) được đánh giá là rất tốt cho bệnh nhân nhồi máu não. Bởi các thực phẩm chứa kiềm sẽ trung hòa bớt phần axit dư, tái lập lại cân bằng axit-bazơ, trả lại cho tế bào não môi trường chuyển hoá tối thuận.
Thực phẩm nên dùng: Đỗ, cà rốt, cà tím, dầu dừa, dầu vừng, dầu ô liu, bơ, chuối, quả anh đào, dưa hấu.
Chế độ dinh dưỡng đối với bệnh nhân nhồi máu não quan trọng nhất đó là cung cấp năng lượng và giảm các yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch. Bởi xơ vữa chính là yếu tố hàng đầu gây nhồi máu não.
Bữa ăn của bệnh nhân nhồi máu não cần đầy đủ dưỡng chất như lipid, protein, glucid, … cùng các vi dưỡng chất như kẽm, canxi, kali, vitamin, chất xơ, … Thời gian đầu sau nhồi máu não nên cho bệnh nhân sử dụng thực phẩm dễ nuốt, giàu dưỡng chất và chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày. Sau đó có thể tăng dần về số lượng cũng như độ thô của các món ăn.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
KHI NÀO NÊN ĐI KHÁM ĐỂ PHÁT HIỆN SỚM SUY BUỒNG TRỨNG?
NGUYÊN NHÂN GÂY SUY BUỒNG TRỨNG SỚM: DI TRUYỀN, TỰ MIỄN HAY DO LỐI SỐNG?
SUY BUỒNG TRỨNG SỚM LÀ GÌ? DẤU HIỆU NÀO DỄ BỊ BỎ QUA?
SUY BUỒNG TRỨNG SỚM: ÁM ẢNH CỦA PHỤ NỮ
PHỤ NỮ MẮC HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG MANG THAI CẦN LƯU Ý GÌ ĐỂ PHÒNG NGỪA BIẾN CHỨNG THAI KỲ?
ĐỘ TUỔI NÀO NÊN BẮT ĐẦU TẦM SOÁT NỘI TIẾT ĐỂ PHÁT HIỆN HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG (PCOS)?