Ung thư nếu được phát hiện sớm và cơ thể đáp ứng tốt với điều trị thì hoàn toàn có thể chữa được, tỷ lệ sống cao. Nhưng ngược lại, nếu bệnh phát hiện ở giai đoạn muộn khi các tế bào ung thư đã di căn tới các bộ phận khác trên cơ thể thì việc điều trị cho bệnh nhân sẽ gặp nhiều khó khăn và tiên lượng xấu. Vậy ưng thư tuyến giáp di căn phổi có nguy hiểm không?
Giải đáp ung thư tuyến giáp di căn phổi có nguy hiểm không?
Ung thư tuyến giáp di căn phổi là căn bệnh nguy hiểm và khó điều trị, theo nghiên cứu trên những bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp di căn xa có đến 84% số bệnh nhân được phát hiện di căn đến phổi. Ở giai đoạn cuối, tỷ lệ sống sau 5 năm đạt khoảng 30 – 50%. Tuy nhiên nhiều trường hợp, ung thư tuyến giáp di căn phổi ở giai đoạn cuối có thể tử vong chỉ vài tuần ngay sau khi được chẩn đoán bệnh hoặc chỉ kéo dài sự sống được thêm vài tháng (trung bình chỉ từ khoảng 4 – 6 tháng), rất khó kéo dài được đến 5 năm.
Bên cạnh đó, việc kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân còn tùy thuộc vào phương pháp điều trị. Để điều trị cho bệnh nhân, phương pháp chủ yếu dùng xạ trị I- 131 để tiêu diệt tế bào ung thư di căn, phương pháp phẫu thuật không thể áp dụng đối với trường hợp di căn sang phổi.
Trước khi tiến hành phương pháp xạ trị I – 131 các bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân ngừng hormone tuyến giáp từ 4 – 6 tuần, để quá trình điều trị đạt hiệu quả tối đa. Cho đến khi chỉ số TSH (hormone kích thích tuyến giáp) đạt yêu cầu bệnh nhân được uống Iod 131 liều nhỏ và chụp xạ hình chẩn đoán với Iod 131. Việc xét nghiệm này giúp ước lượng được phần mô giáp cần tiêu diệt là bao nhiêu cũng như đánh giá tổn thương di căn xa ở phổi và các cơ quan khác.
Bên cạnh đó, bệnh nhân còn được điều trị bằng phương pháp xạ trị ngoài đó là sử dụng tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc liệu pháp ức chế hormone tuyến giáp nhằm làm chậm sự phát triển của bất kỳ tế bào ung thư biệt hóa còn lại sau phẫu thuật.
Bệnh nhân bị bệnh ung thư tuyến giáp di căn phổi thường phải chịu những áp lực kể cả về tinh thần lẫn thể chất vì vậy người bệnh thường có xu hướng hoảng loạn, trầm cảm, cáu gắt hay buông xuôi khiến cho quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Vì vậy, bên cạnh sự can thiệp về y tế người nhà bệnh nhân cần quan tâm đến bệnh nhân hơn, cố gắng động viên tinh thần và chăm sóc giảm nhẹ giúp người bệnh sống lạc quan hơn mỗi ngày.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
KHI NÀO NÊN ĐI KHÁM ĐỂ PHÁT HIỆN SỚM SUY BUỒNG TRỨNG?
NGUYÊN NHÂN GÂY SUY BUỒNG TRỨNG SỚM: DI TRUYỀN, TỰ MIỄN HAY DO LỐI SỐNG?
SUY BUỒNG TRỨNG SỚM LÀ GÌ? DẤU HIỆU NÀO DỄ BỊ BỎ QUA?
SUY BUỒNG TRỨNG SỚM: ÁM ẢNH CỦA PHỤ NỮ
PHỤ NỮ MẮC HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG MANG THAI CẦN LƯU Ý GÌ ĐỂ PHÒNG NGỪA BIẾN CHỨNG THAI KỲ?
ĐỘ TUỔI NÀO NÊN BẮT ĐẦU TẦM SOÁT NỘI TIẾT ĐỂ PHÁT HIỆN HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG (PCOS)?