Bạch cầu làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể bằng cách tiêu diệt các chất lạ xâm nhập cơ thể. Tuy nhiên, khi tế bào bạch cầu bị tăng số lượng một cách đột biến sẽ làm chúng thiếu “thức ăn” và có hiện tượng ăn hồng cầu.
Bạch cầu tăng cao có nguy hiểm không?
Dù có vai trò quan trọng trong việc chống lại các tác nhân gây bệnh nhưng khi bạch cầu tăng vượt ngưỡng bình thường thì cũng là dấu hiệu cảnh báo 1 số vấn đề với cơ thể. Dưới đây là 1 số tác hại khi bạch cầu tăng cao:
– Cơ thể gặp phải tình trạng nhiễm trùng: Đây là 1 trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho bạch cầu tăng cao. Lý do là khi cơ thể bị nhiễm trùng thì sẽ gia tăng việc sản xuất bạch cầu để chống lại các tác nhân gây bệnh, bảo vệ cơ thể.
– Bệnh bạch cầu (ung thư máu): Đây là một bệnh lý ác tính gây nên sự tăng sinh hỗn loạn của của bạch cầu trong tủy xương, dạng thường gặp nhất là tăng sinh dòng lympho bà cấp tính, bạch cầu lympho bào mạn tính và bạch cầu tủy cấp tính.
Một số dấu hiệu thường gặp của tình trạng tăng bạch cầu:
– Người bệnh thường sốt không rõ nguyên nhân, có thể sốt dai dẳng kéo dài hoặc chỉ sốt trong vài ngày.
– Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, đau nhức cơ xương, không linh hoạt như thường ngày.
– Sụt cân mà không rõ nguyên nhân.
– Xuất hiện tình trạng nổi mề đay, ngứa khu trú hoặc toàn cơ thể.
– Rất dễ bị chảy máu, hay bị bầm tím và thường ra nhiều mồ hôi vào ban đêm.
– Ngoài ra còn có thể gặp một số dấu hiệu khác gợi ý nguyên nhân của việc tăng bạch cầu như: vết thương do tai nạn, ho dai dẳng, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, …
Khi có những dấu hiệu bạch cầu tăng cao, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám. Trước tiên, bạn cần được xét nghiệm máu và xác định nguyên nhân cụ thể. Nếu tăng bạch cầu do viêm nhiễm, bạn cần tập trung vào bộ phận bị nhiễm trùng và sử dụng thuốc kháng sinh để chống nhiễm trùng.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
KHI NÀO NÊN ĐI KHÁM ĐỂ PHÁT HIỆN SỚM SUY BUỒNG TRỨNG?
NGUYÊN NHÂN GÂY SUY BUỒNG TRỨNG SỚM: DI TRUYỀN, TỰ MIỄN HAY DO LỐI SỐNG?
SUY BUỒNG TRỨNG SỚM LÀ GÌ? DẤU HIỆU NÀO DỄ BỊ BỎ QUA?
SUY BUỒNG TRỨNG SỚM: ÁM ẢNH CỦA PHỤ NỮ
PHỤ NỮ MẮC HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG MANG THAI CẦN LƯU Ý GÌ ĐỂ PHÒNG NGỪA BIẾN CHỨNG THAI KỲ?
ĐỘ TUỔI NÀO NÊN BẮT ĐẦU TẦM SOÁT NỘI TIẾT ĐỂ PHÁT HIỆN HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG (PCOS)?