Khi bệnh nhân có các triệu chứng nghi ngờ bạch cầu tăng, hãy đi khám trong thời gian sớm nhất để được chẩn đoán và điều trị. Bác sĩ có thể sẽ cho người bệnh thực hiện xét nghiệm máu và các xét nghiệm liên quan khác để kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân.
Điều trị bạch cầu tăng cao
Nếu phát hiện có những biểu hiện đáng nghi ngờ, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt. Các bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm xét nghiệm máu và một số xét nghiệm cần thiết để tìm ra nguyên nhân chính xác.
Nếu tình trạng bạch cầu tăng là do viêm nhiễm thì cần phải điều trị viêm nhiễm, có thể dùng thuốc kháng sinh để chống nhiễm trùng. Lưu ý, cần tuân thủ theo chỉ định và đơn thuốc của bác sĩ, tránh tự ý dùng thuốc để gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Khi lượng bạch cầu giảm xuống nghĩa là tình trạng viêm nhiễm đã được kiểm soát, chữa khỏi. Lúc này, bạn có thể bổ sung thêm các chất như sắt, vitamin B9, vitamin B12 để phòng ngừa tình trạng thiếu máu.
Phòng tránh bạch cầu tăng cao như thế nào?
Để phòng ngừa tình trạng bạch cầu tăng cao, bạn hãy thực hiện những lưu ý dưới đây:
Hãy duy trì một lối sống lành mạnh, nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để tránh nhiễm khuẩn hoặc nhiễm một số bệnh lý do ký sinh trùng.
Nên bỏ hút thuốc lá.
Uống thuốc đầy đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ khi đang điều trị tình trạng viêm nhiễm nào đó.
Không nên quá căng thẳng, nên sống vui vẻ, lạc quan, cân bằng cảm xúc.
Không nên tiếp xúc với những tác nhân có thể khiến bạn bị dị ứng.
Bạch cầu tăng cao là một phản ứng tự vệ của cơ thể với các tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm nên đây không phải là tình trạng đáng báo động. Tuy nhiên, đối với các trường hợp tăng bạch cầu do bệnh lý nguy hiểm khác như ung thư bạch cầu hoặc các loại bệnh ung thư khác. Vì thế, khi cơ thể có dấu hiệu bất thường thì hãy đi khám ngay để được bác sĩ chẩn đoán chính xác và tìm cách kiểm soát triệu chứng, điều trị bệnh thích hợp.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
KHI NÀO NÊN ĐI KHÁM ĐỂ PHÁT HIỆN SỚM SUY BUỒNG TRỨNG?
NGUYÊN NHÂN GÂY SUY BUỒNG TRỨNG SỚM: DI TRUYỀN, TỰ MIỄN HAY DO LỐI SỐNG?
SUY BUỒNG TRỨNG SỚM LÀ GÌ? DẤU HIỆU NÀO DỄ BỊ BỎ QUA?
SUY BUỒNG TRỨNG SỚM: ÁM ẢNH CỦA PHỤ NỮ
PHỤ NỮ MẮC HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG MANG THAI CẦN LƯU Ý GÌ ĐỂ PHÒNG NGỪA BIẾN CHỨNG THAI KỲ?
ĐỘ TUỔI NÀO NÊN BẮT ĐẦU TẦM SOÁT NỘI TIẾT ĐỂ PHÁT HIỆN HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG (PCOS)?