Bệnh lý viêm vùng khớp cùng chậu thường gây ra những triệu chứng như: đau nhức lưng, mông, đùi, … Thậm chí, nhiều trường hợp bệnh nhân phải đối mặt với bệnh cơn lan tới bàn chân. Càng để lâu, tình trạng bệnh càng diễn biến phức tạp hơn, ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng vận động, làm suy giảm chất lượng cuộc sống ngày ngày.
Viêm khớp cùng chậu là gì?
Viêm khớp cùng chậu, hay sacroiliitis, là tình trạng viêm tại khớp cùng chậu, nơi xương cột sống nối với xương chậu. Khớp cùng chậu đóng vai trò quan trọng trong việc chịu tải trọng của cơ thể và duy trì sự ổn định khi di chuyển. Viêm khớp cùng chậu có thể gây đau ở vùng lưng dưới, mông, và đùi, và làm hạn chế khả năng di chuyển của người bệnh.
Triệu chứng của bệnh viêm khớp cùng chậu
– Đau và sưng khớp: Đau và sưng khớp là triệu chứng chính của bệnh viêm khớp cùng chậu. Cơn đau có thể lan xuống đùi, cẳng chân giống như đau dây thần kinh tọa. Sưng khớp cũng có thể xảy ra, làm giảm khả năng di chuyển và gây ra cảm giác bức bối.
– Giảm khả năng vận động: Người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc di chuyển và vận động, đặc biệt khi thực hiện các hoạt động thường ngày do bị teo cơ mông, teo cơ đùi…
– Cứng khớp: Đặc biệt là vào buổi sáng hoặc sau khi ngồi lâu.
– Đau tăng khi vận động: Đi lại, đứng lâu, hoặc ngồi lâu có thể làm tăng triệu chứng đau.
– Đau khi xoay cơ thể: Cảm giác đau khi xoay hoặc nghiêng cơ thể.
– Sốt, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt: Các triệu chứng này thường có liên quan đến việc nhiễm trùng khớp cùng chậu.
– Một số trường hợp viêm khớp cùng chậu khi mang thai (đặc biệt hay gặp sau đẻ), người bệnh đau rất dữ dội, dù ở tư thế ngồi hay nằm nghiêng, nằm sấp, nằm ngửa đều đau, đặc biệt đau tăng khi cử động dù rất nhẹ. Đau có thể lan xuống đùi, cẳng chân giống như đau dây thần kinh tọa. Thường đau tăng khi đứng lâu, dạng chân, khi đứng dồn lực vào một bên chân, hoặc khi leo cầu thang, khi chạy.
Nếu có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào của viêm khớp cùng chậu, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám nhằm đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất với từng tình trạng bệnh. Việc chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp giảm tình trạng tăng nặng của bệnh, người bệnh có thể nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
XẠ TRỊ VÀ HÓA TRỊ TRONG ĐIỀU TRỊ U NÃO – CƠ CHẾ, HIỆU QUẢ
PHẪU THUẬT U NÃO: KHI NÀO CẦN CAN THIỆP?
CÁC PHƯƠNG PHÁP CẦN THỰC HIỆN ĐỂ CHẨN ĐOÁN U NÃO
U NÃO LÀNH TÍNH VÀ U NÃO ÁC TÍNH: SỰ KHÁC BIỆT VÀ MỨC ĐỘ NGUY HIỂM
BIỆN PHÁP TẦM SOÁT HUYẾT ÁP CAO
ĐỐI TƯỢNG CẦN TẦM SOÁT HUYẾT ÁP ĐỊNH KỲ