Những ngày qua chúng ta nghe nhiều đến cụm từ “cơn bão Cytokine” trong điều trị bệnh nhân Covid-19. Vậy nó là gì và sự nguy hiểm của nó đối với những bệnh nhân F0?
Cơn bão Cytokine là gì?
– Cyto là một từ gốc Hy Lạp, có nghĩa là tế bào, dùng trong các từ ghép để chỉ về tế bào, ví dụ như cytoplasma là tế bào chất, cytology là tế bào học.
– Cytokine là chỉ loại chất tiết của các tế bào bạch cầu và nội mô trong quá trình viêm, là một phần của đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Cytokine không phải là kháng thể, cũng không phải là hormon, nhưng là các chất có hoạt tính sinh học rất mạnh, có tầm tác dụng tại chỗ, nên còn gọi một cách không chính thức là các “hormon tế bào”.
– Cytokine có hàng trăm chất, được chia ra làm nhiều họ. Chất cytokine đầu tiên được phát hiện và nghiên cứu ứng dụng nhiều là interferon, rồi sau đó nhiều chất khác được phát hiện như:
+ IL1 (Interleukin 1): Đồng kích thích của APC và tế bào T, viêm và sốt, viêm giai đoạn phản ứng, tạo máu
+ IL2: Sự gia tăng của các tế bào B và tế bào T kích hoạt
+ IL6: Đáp ứng pha cấp tính, tăng sinh tế bào B, thrombopoiesis, hiệp đồng với IL-1 và TNF trên tế bào T
+ TNFα: (Tumor Necrosis Factor – yếu tố hoại tử khối u) Hoạt hóa tế bào nội mô mạch máu rất mạnh và tăng tính thấm thành mạch. Hiệu ứng này làm tăng các IgG, bổ thể và các tế bào đi vào tổ chức gây viêm cục bộ. TNF α còn có tác dụng toàn thân như gây sốt, huy động các chất chuyển hóa và gây sốc.
+ TGFβ: Yếu tố kích hoạt tế bào stellate sản sinh xơ sợi
+ VEGF: Sự tăng sinh mạch dưới tác dụng của cùng sự xâm nhập một loạt các tế bào viêm khác
– Nghiên cứu Cytokine có vai trò quan trọng trong điều trị các bệnh lý tự miễn như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, viêm cột sống dính khớp… Các thuốc điều trị bệnh khớp thế hệ cũ như corticosteroid, cloroquine, methotrexat, cyclophosphamid… có tác dụng là do thông qua điều chỉnh các cytokine này.
– Tuy nhiên các chất chống viêm cổ điển đó còn có nhiều tác dụng khác không mong muốn vì thế hiện nay người ta đã nghiên cứu thế hệ thuốc mới có tác dụng chuyên biệt lên từng cytokine, gọi là nhóm thuốc điều trị khớp thế hệ mới, như: Tolicizumab tác dụng lên IL6, Etanercept trên TNFα, Ratucimab trên lympho B…
Cơn bão Cytokine trong Covid-19
– Khi các tế bào phế nang bị tấn công bởi virus Covid-19 sẽ kích hoạt các đại thực bào khu trú tại phổi. Các đại thực bào này tiết ra các IL-6, IL-10, và TNFα làm tăng nồng độ các hoạt chất này tại phế nang dẫn đến thu hút các tế bào T CD4+ và CD8+ từ các mạch máu đi vào phế nang từ đó bắt đầu kích hoạt quá trình thực bào tế bào máu (hemophagocytic lymphophistiocytosis).
– Hầu hết các trường hợp nặng khi bị tấn công bởi Covid-19, các cytokines có chiều hướng tăng bao gồm IL-2, IL-7, granulocyte-colony stimulating factor, INF-γ inducible protein 10, monocyte chemoattractant protein 1, macrophage inflammatory protein 1-α, và tumor necrosis factor-α. Thêm vào đó, khi các đại thực bào và tế bào T bị kích hoạt sẽ làm tăng lượng tiết ra các cytokines khác như IL-06, IL-2R, IL-10 và TNFα. Vòng lặp này lặp đi lặp lại vì lượng virus tấn công vào các phế nang không thuyên giảm dẫn đến việc làm kích hoạt cơn bão cytokines tại phế nang đồng thời làm giảm số lượng các tế bào T CD4+ và CD8+. Thực tế cho thấy 2 loại tế bào này trong cơ thể bệnh nhân nhiễm Covid-19 nặng có chiều hướng giảm mạnh.
Mối nguy hiểm của cơn bão Cytokine đối với bệnh nhân F0
– “Cơn bão Cytokine” sẽ gây ảnh hưởng đến tất cả các phủ tạng như phổi, tim, thận, gan… – đây là những cơ quan sẽ trực tiếp bị chất độc do “cơn bão Cytokine” gây tê liệt các phủ tạng. Do vậy, điều trị cho bệnh nhân gặp rất nhiều khó khăn. Các biện pháp điều trị đặc hiệu hiện nay ở Việt Nam như lọc máu hấp thụ, dùng các kháng thể đơn dòng, thuốc kháng viêm, ức chế hệ miễn dịch…
– Phát hiện sớm và điều trị sớm vô cùng quan trọng để hạn chế việc hình thành “cơn bão Cytokine”. Trong giai đoạn điều trị cho bệnh nhân Covid-19, khi gặp phải cơn bão bệnh nhân sẽ được điều trị hỗ trợ bằng cách thở máy, hỗ trợ về tuần hoàn…
– Đối với các bệnh nhân F0, điều quan trọng nhất là theo dõi, đánh giá thường xuyên tình trạng bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời. Nhiều người trẻ thường chủ quan cho rằng trẻ tuổi sẽ không ảnh hưởng, do vậy không nhận thức được hết vai trò của theo dõi sức khỏe. Người bệnh cần phải thường xuyên theo dõi sự thay đổi bão hòa độ oxy trong máu từ khi mắc bệnh cho đến giai đoạn sau, nếu không khi cơn bão đến, thời gian vàng để điều trị sẽ qua mất, ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Do vậy, người bệnh cần ý thức được mức độ quan trọng của việc theo dõi sức khỏe, sự tiến triển của bệnh, khi có dấu hiệu bất thường phải báo ngay cho các cơ quan y tế.
Tham khảo: Suckhoevadoisong, vinmec, …
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN SUY GIÃN TĨNH MẠCH
SUY GIÃN TĨNH MẠCH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
CÁC GIAI ĐOẠN SUY GIÃN TĨNH MẠCH
BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH: NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG
DI CĂN GAN DO UNG THƯ PHỔI: ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN CHỨC NĂNG GAN
DẤU HIỆU TOÀN THÂN KHI UNG THƯ PHỔI ĐÃ LAN RỘNG