Giai đoạn ung thư mô tả mức độ lan rộng của ung thư trong cơ thể. Nó giúp xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh và giúp bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất. Vậy, ung thư cổ tử cung có mấy giai đoạn?
Giai đoạn 0 – ung thư tại chỗ
Ở giai đoạn này, người bệnh không hề có bất cứ dấu hiệu, triệu chứng nào nên thường chỉ phát hiện thông qua thăm khám và sàng lọc ung thư cổ tử cung.
Điều trị bệnh giai đoạn này cũng tương đối đơn giản, với mục tiêu ngăn chặn sự phát triển của bệnh sang ung thư xâm lấn. Ở giai đoạn này, biện pháp điều trị chủ yếu là khoét chóp cổ tử cung, cắt LEEP, cắt bỏ 1 phần cổ tử cung hoặc tử cung.
Ung thư cổ tử cung giai đoạn I
Các tế bào ung thư đã hoàn toàn khu trú tại cổ tử cung, phát triển từ bề mặt cổ tử cung xuống tới các mô sâu hơn. Ở giai đoạn này ung thư chưa lan đến các hạch bạch huyết lân cận hay các cơ quan xa và được chia thành 2 giai đoạn IA và IB với mức độ tiến triển nặng dần.
Giai đoạn IA
Xuất hiện một lượng rất nhỏ các tế bào ung thư có kích thước độ sâu nhỏ hơn hoặc bằng 5mm và có chiều rộng nhỏ hơn hoặc bằng 7mm. Chỉ có thể quan sát được dưới kính hiển vi, không lan tới các hạch bạch huyết lân cận, không lan tới các cơ quan xa và được chia thành 2 giai đoạn nhỏ hơn:
– Giai đoạn IA1: Vùng ung thư sâu dưới 3mm và chiều rộng nhỏ hơn hoặc bằng 7mm.
– Giai đoạn IA2: Vùng ung thư sâu dưới 3-5mm và chiều rộng nhỏ hơn hoặc bằng 7mm.
Giai đoạn IB
Khối u đã lan rộng hơn 5mm nhưng vẫn được giới hạn ở cổ tử cung, không lan đến các hạch bạch huyết lân cận hay các cơ quan xa và được thành 3 giai đoạn nhỏ hơn:
– Giai đoạn IB1: Ung thư sâu hơn 5mm, kích thước không quá 2cm.
– Giai đoạn IB2: Ung thư kích thước tối thiểu 2cm nhưng chưa lớn hơn 4cm.
– Giai đoạn IB3: Ung thư kích thước tối thiểu 4cm và vẫn được giới hạn ở cổ tử cung.
Ung thư cổ tử cung giai đoạn III
Đây là giai đoạn bệnh phát triển mạnh mẽ, khối u đã xâm lấn đến thành bên khung chậu và/hoặc xâm lấn tới 1/3 dưới âm đạo và/hoặc xâm lấn niệu quản, dẫn đến giãn đường tiết niệu cao. Ung thư có thể làm tắc niệu quản (ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang).
Giai đoạn này được chia thành:
– IIIA: khối u chưa xâm lấn đến thành bên tiểu khu, đã xâm lấn đến 1⁄3 dưới âm đạo.
– IIIB: khối u đã lan đến thành bên khung chậu, có thể xâm lấn đến cả niệu quản, từ đó dẫn đến thận bị ứ nước hoặc bị mất chức năng.
Ung thư cổ tử cung giai đoạn IV
Đây là giai đoạn cuối của bệnh, lúc này khối u có thể đã lan ra ngoài khung chậu, xâm lấn bàng quang, trực tràng.
– Giai đoạn này được chia thành IVA (khối u xâm lấn bàng quang, có thể xâm lấn cả trực tràng) và IVB (khối u di căn xa ra ngoài tiểu khung). Triệu chứng bệnh lúc này không chỉ là ung thư tại chỗ mà còn là triệu chứng ung thư thứ phát.
– Nếu ung thư xâm lấn đến phổi, triệu chứng thường gặp là khó thở, ho, ho ra máu, … Nếu ung thư di căn đến gan, bệnh nhân thường bị vàng mắt, vàng da, đau gan, … Khả năng chữa khỏi bệnh ở giai đoạn này là rất thấp, hóa xạ trị kết hợp sẽ giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh và giảm đau đớn, tăng chất lượng cuộc sống.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN LOÃNG XƯƠNG
TẠI SAO LẠI CẦN ĐO MẬT ĐỘ XƯƠNG ĐỊNH KỲ?
TÁC ĐỘNG CỦA LOÃNG XƯƠNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
LÀM SAO ĐỂ NHẬN BIẾT LOÃNG XƯƠNG KHI BỆNH CHƯA CÓ BIỂU HIỆN RÕ RỆT?
NHỮNG TRIỆU CHỨNG PHỔ BIẾN CỦA LOÃNG XƯƠNG
BỆNH LOÃNG XƯƠNG LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH CỦA LOÃNG XƯƠNG