Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có phương pháp nào có thể giúp người bệnh khôi phục hoàn toàn chức năng của buồng trứng. Sau khi xét nghiệm chẩn đoán suy buồng trứng sớm, tùy từng trường hợp để đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Liệu pháp hormone thay thế
Liệu pháp hormone thay thế như estrogen có thể giúp ngăn ngừa loãng xương cũng như làm giảm các cơn bốc hỏa và các triệu chứng thiếu hụt estrogen khác. Bác sĩ có thể kê toa estrogen cùng với hormone progesterone, đặc biệt trong trường hợp bệnh nhân vẫn còn tử cung, việc bổ sung progesterone bảo vệ niêm mạc tử cung khỏi những thay đổi tiền ung thư có thể do chỉ dùng estrogen.
Sự kết hợp của các loại hormone có thể làm cho kinh nguyệt quay trở lại, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc khôi phục chức năng buồng trứng. Tùy thuộc vào sức khỏe và mong muốn, chị em có thể dùng liệu pháp hormone cho đến khoảng 50 hoặc 51 tuổi, độ tuổi trung bình của thời kỳ mãn kinh tự nhiên.
Ở phụ nữ lớn tuổi, liệu pháp estrogen cộng với progestin trong thời gian dài có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim cũng như ung thư vú. Tuy nhiên, ở những phụ nữ trẻ bị suy buồng trứng sớm, lợi ích của liệu pháp hormone vượt trội hơn những rủi ro tiềm ẩn.
Bổ sung Canxi và Vitamin D
Canxi và Vitamin D đều là 2 chất quan trọng trong việc ngăn ngừa loãng xương. Trong chế độ ăn và dinh dưỡng hàng ngày có thể người phụ nữ sẽ không nhận đủ các chất này. Bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra mật độ xương trước khi có chỉ định bổ sung.
Đối với phụ nữ từ 19 đến 50 tuổi, các chuyên gia thường khuyên dùng 1.000 miligam (mg) canxi mỗi ngày thông qua thực phẩm hoặc chất bổ sung, tăng lên 1.200 mg mỗi ngày đối với phụ nữ từ 51 tuổi trở lên.
Liều lượng vitamin D tối ưu hàng ngày vẫn chưa rõ ràng. Điểm khởi đầu tốt cho người lớn là 600 đến 800 đơn vị quốc tế (IU) mỗi ngày, thông qua thực phẩm hoặc chất bổ sung. Nếu nồng độ vitamin D trong máu của thấp, bác sĩ có thể khuyến nghị sử dụng liều cao hơn.
Điều trị hiếm muộn
Mặc dù mắc bệnh suy buồng trứng ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, tuy nhiên vẫn có khoảng 5-10% bệnh nhân bị suy buồng trứng vẫn có thể mang thai mà không cần điều trị. Với những trường hợp khác có nhiều biện pháp để phục hồi chức năng bình thường của buồng trứng như dùng corticosteroid, oestradiol, clomiphene citrate, …
Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)
Nếu mong muốn có thai, bệnh nhân suy buồng trứng có thể cân nhắc đến việc thực hiện các phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm.
Hiện nay vẫn chưa có cách nào có thể phục hồi hoạt động bình thường của buồng trứng mà chỉ có thể điều trị triệu chứng của bệnh. Bệnh nhân nếu gặp các dấu hiệu cảnh báo suy buồng trứng nên đến ngay các cơ sở y tế có chuyên khoa Sản hoặc Hỗ trợ sinh sản để được bác sĩ thăm khám và có phương án hỗ trợ điều trị phù hợp. Bệnh nhân sau khi thăm khám có thể được chỉ định một số phương pháp điều trị và hạn chế nguy cơ biến chứng.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CHÍNH DẪN ĐẾN UNG THƯ PHỔI
NHẬN BIẾT DẤU HIỆU UNG THƯ PHỔI GIÚP PHÁT HIỆN BỆNH TỪ SỚM
VIÊM PHỔI VÀ VIÊM PHẾ QUẢN KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?
TẦM SOÁT PHỔI ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?
LỢI ÍCH CỦA VIỆC TẦM SOÁT PHỔI ĐỊNH KỲ
CÁC BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN PHỔI