Khi xuất hiện các triệu chứng liên quan đến trào ngược, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được xem xét và đưa ra các cách chẩn đoán phù hợp xác định được chứng bệnh nhanh chóng.
Chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dạy thực quản như thế nào?
Đánh giá triệu chứng dạ dày thực quản
Để chẩn đoán trào ngược dạ dày, trước tiên bác sĩ sẽ thăm khám sức khỏe tổng thể, sau đó sẽ hỏi về các triệu chứng, dấu hiệu trào ngược thực quản mà người bệnh có thể gặp phải. Các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản có thể bao gồm: ợ nóng, ợ chua, ợ hơi; Buồn nôn, nôn; Đau tức vùng thượng vị; Ho dai dẳng, …
Nội soi dạ dày thực quản
Cách chẩn đoán trào ngược dạ dày bằng cách nội soi dạ dày là phương pháp thực hiện bằng cách đưa một ống soi mềm thăm khám trực tiếp phần trên của ống tiêu hóa qua đường miệng. Từ các hình ảnh thu được từ ống soi, bác sĩ có thể chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Chụp X-quang
Thường được sử dụng cho bệnh nhân bị khó nuốt nặng do chít hẹp thực quản, nhằm xác định vị trí bị chít khẹp.
Tuy nhiên, chụp thực quản không hiệu quả trong việc đánh giá trào ngược dạ dày cũng như phát hiện các tổn thương niêm mạc, bệnh nhân vẫn cần nội soi.
Có thể xem đây là biện pháp hỗ trợ để nội soi được hiệu quả hơn. Các trường hợp không bị khó nuốt không cần chụp thực quản dạ dày.
Theo dõi pH thực quản
Cách chẩn đoán trào ngược dạ dày bằng việc theo dõi pH thực quản trong 24 giờ là cách giúp xác minh dòng trào ngược axit. Cách này nhằm kiểm tra người bệnh có những triệu chứng trào ngược dạ dày như đau tức ngực, ho mạn tính, hen suyễn, viêm thanh quản… để xác nhận thông tin về tần suất, thời gian và sự liên quan của triệu chứng đến bệnh lý. Phương pháp này còn dùng cho các trường hợp chẩn đoán không rõ sau khi điều trị thử và nội soi.
Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản như thế nào?
Mục đích điều trị là làm giảm các triệu chứng của người bệnh, làm lành tổn thương tại thực quản, chống tái phát viêm thực quản và các biến chứng của bệnh.
Dùng thuốc điều trị trào ngược
Hiện nay có các loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày như thuốc kháng axit để trung hòa lượng axit dịch vị, giảm đau hay thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng histamin H2 có tác dụng giảm tiết axit, cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày. Ngoài ra một số thuốc còn giúp hỗ trợ làm lành các tổn thương ở thực quản.
Điều trị không dùng thuốc
– Ăn uống: kiêng chua, cay, trà, cafe, nước có ga, bia, rượu, thuốc lá.
– Không ăn quá no.
– Không nằm ngay sau ăn, tối thiểu từ 30 – 60 phút trở lên.
– Không nằm đầu thấp, kê chân phía đầu giường cao 10 -15 cm.
– Không nên mặc đồ quá chật.
– Giảm cân nếu béo phì.
– Tinh thần lạc quan, không lo âu, không stress.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
PHÂN BIỆT HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG VỚI RỐI LOẠN NỘI TIẾT THÔNG THƯỜNG
HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG (PCOS) ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠ THỂ BẠN NHƯ THẾ NÀO?
TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP CỦA HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG (PCOS)
HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG (PCOS): NGUYÊN NHÂN HÀNG ĐẦU GÂY VÔ SINH
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG GIÚP CÂN BẰNG NỘI TIẾT TỐ NỮ TỰ NHIÊN
RỐI LOẠN NỘI TIẾT GÂY TĂNG CÂN: GIẢM MÃI KHÔNG XUỐNG, VÌ SAO?