Bệnh thận yếu gây ra những tác động không nhỏ về cả sức khỏe, hôn nhân và thẩm mỹ của chị em phụ nữ. Do đó, nhận biết những dấu hiệu thận yếu ở phụ nữ kịp thời sẽ giúp việc điều trị sớm đem lại kết quả khả quan. Ngay cả khi bạn không có dấu hiệu thận yếu ở phụ nữ, đừng bỏ qua những bước phòng ngừa sau đây để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
Chế độ ăn uống lành mạnh và uống đủ nước
Thực đơn ăn uống ít cholesterol, chất béo bão hòa, ít muối và đường sẽ giúp huyết áp ổn định và ngừa bệnh thận.
Ngoài ra, một thói quen ăn lành mạnh và uống đủ nước cũng giúp bạn hạn chế các bệnh mãn tính khác.
Hạn chế rượu
Uống quá nhiều rượu có thể khiến huyết áp và mức cholesterol của bạn tăng lên mức không tốt cho sức khỏe.
Bỏ thuốc lá
Từ bỏ thói quen hút thuốc lá để tránh làm tiến triển chứng thận yếu ở nữ giới.
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp giảm huyết áp và giảm nguy cơ phát triển bệnh thận. Mỗi tuần, bạn nên tập luyện ít nhất 150 phút với các hoạt động thể dục cường độ trung bình.
Cẩn thận với thuốc giảm đau
Một số loại thuốc giảm đau có thể dẫn đến và làm nặng hơn những dấu hiệu thận yếu ở phụ nữ. Hãy cẩn thận không nên dùng quá liều và nhiều hơn hướng dẫn sử dụng.
Thông thường, bệnh thận yếu ở nữ giới sẽ diễn tiến với mức độ nhẹ hơn so với phái nam. Tuy nhiên đó không nên là lý do khiến chị em lơ là chủ quan trong việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời, vì bệnh thận yếu có thể tiến triển đến các tình trạng đe dọa tính mạng nghiêm trọng.
Nếu đột ngột tăng cân, xuất hiện các triệu chứng tiền mãn kinh, rụng tóc liên tục, ù tai, chóng mặt, hay sợ lạnh, tiểu nhiều về đêm, … đó có thể là dấu hiệu thận yếu ở phụ nữ. Khi đó phụ nữ nên thăm khám kiểm tra sức khỏe để kịp thời phát hiện và chữa trị, tránh để lâu gây biến chứng suy thận nghiêm trọng. Tùy theo từng thể trạng, nguyên nhân gây bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ có biện pháp điều trị thích hợp.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
VÌ SAO BỆNH SỞI DỄ BÙNG PHÁT THÀNH DỊCH?
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH SỞI NHƯ THẾ NÀO?
BỆNH SỞI CÓ LÂY KHÔNG? LÂY QUA NHỮNG ĐƯỜNG NÀO?
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH SỞI NHƯ THẾ NÀO?
BỆNH SỞI CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
BỆNH SỞI – NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG