Ung thư buồng trứng diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng nên khó nhận biết, nhiều trường hợp khi phát hiện bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn. Cùng Phòng khám đa khoa Thuận Kiều tìm hiểu về bệnh ung thư buồng trứng như thế nào để có những biện pháp can thiệp kịp thời!
Ung thư buồng trứng là gì?
Buồng trứng là cơ quan nằm ở hai bên tử cung, có nhiệm vụ sản xuất trứng và tạo ra các hormone nữ estrogen và progesterone. Ung thư buồng trứng xảy ra khi tế bào buồng trứng phân chia và tăng sinh bất thường một cách không kiểm soát. Nếu không được điều trị, khối u có thể xâm lấn các mô xung quanh và mô ở xa.
Bệnh có sự xuất hiện của các khối u ác tính tại một trong hai hoặc cả hai bên buồng trứng. Đây là bệnh lý không nên chủ quan và xem thường bởi nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản của phụ nữ.
Nguyên nhân dẫn đến ung thư buồng trứng
Tiền sử gia đình: Những người có quan hệ huyết thống như mẹ, chị, em gái ruột mắc bệnh ung thư buồng trứng. Trong gia đình có người mắc ung thư vú, ung thư đại tràng cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng.
Tiền sử bệnh lý ở bệnh nhân: Bệnh nhân có tiền sử mắc ung thư vú, ung thư đại trực tràng cũng sẽ có nguy cơ bị ung thư buồng trứng.
Tuổi tác: Nguy cơ ung thư buồng trứng tăng dần theo số lần rụng trứng. Ung thư biểu mô buồng trứng hiếm khi được chẩn đoán ở phụ nữ dưới 40 tuổi.
Mang thai và sinh con: Phụ nữ đã từng mang thai và sinh con có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng thấp hơn so với phụ nữ chưa từng sinh con.
Sử dụng thuốc kích thích phóng noãn: có thể làm tăng nhẹ nguy cơ bị ung thư buồng trứng, tuy nhiên yếu tố này vẫn còn đang trong quá trình nghiên cứu nên chưa được công bố rộng rãi.
Điều trị hormon estrogen thay thế: liệu pháp thay thế hormone hậu mãn kinh làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Sử dụng mỹ phẩm có chứa talc: đây là một chất thường có phấn rôm, tuy nhiên nếu quá lạm dụng phấn rôm, hay để bộ phận sinh dục tiếp xúc thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ hình thành khối u, ung thư buồng trứng, …
Dấu hiệu nhận biết ung thư buồng trứng
– Cảm thấy đầy bụng hoặc đau bụng vùng khung chậu.
– Rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy hay táo bón.
– Đi tiểu nhiều lần khi đi vệ sinh kèm theo cảm giác đau buốt, khó chịu.
– Chán ăn trong thời gian dài, cảm thấy no dù chỉ ăn rất ít.
– Sụt cân đột ngột khi không hề thay đổi chế độ ăn uống hay tập thể dục để giảm cân.
– Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt.
– Đau lưng không rõ nguyên nhân.
– Chảy máu âm đạo giữa chu kỳ kinh nguyệt.
– Đau khi quan hệ tình dục.
– Cơ thể mệt mỏi: thường xuyên thấy mệt mỏi dù không làm việc quá sức. Mệt mỏi thường xuyên và thiếu năng lượng là một trong những dấu hiệu sớm của ung thư, trong đó có ung thư buồng trứng.
Khi có những dấu hiệu trên, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, kết hợp thực hiện thêm nhiều xét nghiệm cận lâm sàng khác để xác định chính xác căn nguyên của những triệu chứng lạ thường và dai dẳng, có biện pháp can thiệp điều trị kịp thời, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh lý.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CHÍNH DẪN ĐẾN UNG THƯ PHỔI
NHẬN BIẾT DẤU HIỆU UNG THƯ PHỔI GIÚP PHÁT HIỆN BỆNH TỪ SỚM
VIÊM PHỔI VÀ VIÊM PHẾ QUẢN KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?
TẦM SOÁT PHỔI ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?
LỢI ÍCH CỦA VIỆC TẦM SOÁT PHỔI ĐỊNH KỲ
CÁC BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN PHỔI