Theo tuổi tác và bệnh lý, hệ miễn dịch của những người lớn tuổi bị “mài mòn”, các tế bào miễn dịch trở nên yếu ớt, già nua và chậm chạp hơn trong việc chiến đấu chống lại virus như khi trẻ tuổi. Hệ miễn dịch chính là “tấm khiên” của cơ thể ngăn chặn mọi tác động bên ngoài. Chức năng bảo vệ của hệ miễn dịch giảm khiến người lớn tuổi gặp khó khăn trong cuộc chiến chống lại “kẻ xâm lược” – virus, vi khuẩn tấn công cơ thể. Vậy làm thế nào đế tránh lây nhiễm Covid-19 cho người cao tuổi?
Người cao tuổi cần ăn đủ chất, uống đủ nước
– Người cao tuổi cần ăn đủ chất, bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết để bổ sung năng lượng, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bổ sung lượng vitamin và khoáng chất đầy đủ: rau xanh và hoa quả tươi chính là chìa khóa để tăng cường vitamin và chất khoáng cho hệ thống miễn dịch hoạt động tích cực và hiệu quả tối ưu.
– Nước rất quan trọng, mỗi ngày cần bổ sung 1,5 – 2 lít nước cho cơ thể. Khi không khát, người già cũng có thể uống các loại trà hoặc nước ấm để có sức khỏe tốt hơn trong mùa dịch.
Môi trường sống cần thông thoáng, sạch sẽ
Nhà ở, nơi nghỉ ngơi của người cao tuổi trong gia đình cần phải luôn sạch sẽ, thoáng khí, đảm bảo không khí trong lành để quá trình hô hấp của cơ thể không gặp bất lợi.
Hạn chế ra ngoài
Người cao tuổi cũng nên hạn chế đi ra ngoài, khi thời tiết thay đổi, khi có dịch bệnh đang phức tạp, đặc biệt là những người có thể trạng yếu, có nhiều bệnh lý nền hoặc có bệnh lý nền chưa được điều trị ổn định.
Hiện nay, dịch bệnh Covid-19 đang có xu hướng lan rộng, người cao tuổi nên hạn chế ra ngoài, đến các nơi công cộng có tập trung đông người. Trong trường hợp có vấn đề về sức khoẻ, nếu nhẹ có thể tự chăm sóc tại nhà dưới sự hướng dẫn của nhân viên y tế xã, phường, trường hợp thực sự cần thiết mới nên tới các cơ sở y tế ví dụ như các trường hợp cấp cứu, bệnh nặng cần theo dõi và điều trị.
Thận trọng khi có bệnh mạn tính
Người cao tuổi khi có các bệnh mạn tính như tiểu đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, tim mạch, huyết áp… sẽ dễ có nguy cơ lây nhiễm virus hơn. Những căn bệnh này khiến các hệ cơ quan giảm chức năng, hệ miễn dịch suy yếu, không đủ khỏe mạnh để phòng, chống lại các mầm bệnh khác. Khi cơ thể có bất kỳ sự thay đổi nào nên báo ngay cho bác sĩ hoặc đến cơ quan y tế khám càng sớm càng tốt.
Giữ tinh thần lạc quan và lối sống lành mạnh
Sức khỏe tinh thần cũng rất quan trọng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tâm lý lạc quan hay tình trạng căng thẳng đều có tác động không nhỏ đến hệ miễn dịch của con người, đặc biệt người cao tuổi.
Người cao tuổi không nên để mình rơi vào cảm giác cô độc giữa một gia đình đông đủ, nên thường xuyên trò chuyện với người thân để chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ. Con cháu cũng nên quan tâm nhiều hơn đến đời sống tinh thần của bố mẹ để các cụ lạc quan, yêu đời, từ đó có thể miễn nhiễm với nhiều bệnh.
Tránh tập trung đông người, cần giữ vệ sinh chung
Nếu cần thiết phải ra ngoài, người già cần đeo khẩu trang, tránh tập trung khu vực đông người, tránh ở trong không gian kín. Những người cao tuổi cũng nên chuẩn bị giấy vệ sinh khi ho, hắt hơi có thể sử dụng, và chuẩn bị nước rửa tay khô để sát khuẩn tay thường xuyên sau khi chạm vào các bề mặt.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
VÌ SAO BỆNH SỞI DỄ BÙNG PHÁT THÀNH DỊCH?
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH SỞI NHƯ THẾ NÀO?
BỆNH SỞI CÓ LÂY KHÔNG? LÂY QUA NHỮNG ĐƯỜNG NÀO?
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH SỞI NHƯ THẾ NÀO?
BỆNH SỞI CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
BỆNH SỞI – NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG