Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều gia đình lo lắng làm thế nào để bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Hãy cùng tham khảo một số gợi ý quan trọng giúp trẻ phòng tránh lây nhiễm Covid-19.
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất cho trẻ
– Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ chính là thức ăn tốt nhất, cung cấp nguồn kháng thể dồi dào giúp bảo vệ trẻ khỏi sự tấn công của virus gây bệnh. Chính vì thế, cách đơn giản để tăng cường sức đề kháng cho trẻ sơ sinh là cho trẻ bú mẹ thường xuyên.
– Trường hợp trẻ ở độ tuổi ăn dặm thì thì cần xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng thực phẩm, rau củ sao cho cung cấp đầy dưỡng chất cho trẻ.
– Một chế độ dinh dưỡng đảm bảo, đầy đủ rất quan trọng, giúp trẻ nâng cao sức đề kháng và chống lại mọi bệnh tật. Ngoài việc cung cấp các loại rau củ đa dạng, trái cây cho trẻ thì cần bổ sung đủ nước. Mặc dù chưa có nghiên cứu nào khẳng định việc uống vitamin sẽ chống được virus nhưng vitamin sẽ giúp cho hệ miễn dịch của trẻ hoạt động tốt hơn và cha mẹ nên bổ sung vitamin cho con trong giai đoạn này.
Giữ gìn sức khỏe của ba mẹ để phòng tránh cho con trẻ
– Ba mẹ là những người gần gũi, tiếp xúc với trẻ hàng ngày, chính vì thế, để giúp trẻ phòng bệnh Covid-19 thì ba mẹ nên giữ sức khỏe của mình thật tốt, hạn chế tới nơi đông người, không nên đến vùng có dịch hoặc tiếp xúc với người đã nhiễm Covid-19, khi đi ra ngoài nên mang theo khẩu trang và hạn chế chạm tay vào các đồ vật nơi công cộng. Khi về nhà nhớ rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn rồi mới tiếp xúc với trẻ.
– Luôn giữ cho nhà cửa khô thoáng, sạch sẽ. Hạn chế thăm nom hoặc ôm ấp và hôn trẻ vì bệnh viêm đường hô hấp cấp do Covid-19 rất dễ lây qua đường giọt bắn.
Tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch cho trẻ
Mặc dù bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới chưa có vắc-xin phòng bệnh nhưng việc tiêm chủng các mũi vắc-xin theo quy định vẫn rất cần thiết để góp phần hoàn thiện hệ miễn dịch của trẻ.
Phòng tránh cho trẻ khi đến trường
Đối với trẻ đang độ tuổi đến trường, cha mẹ cần hình thành cho trẻ một số kỹ năng phòng chống dịch bệnh như: Đeo khẩu trang khi ra ngoài, hãy cho trẻ uống nước ấm thường xuyên để họng bé không bị khô. Trường hợp trẻ có biểu hiện ốm thì nên cho trẻ nghỉ học để tránh lây nhiễm cho các bạn khác.
Rửa tay thường xuyên
Tạo thói quen cho trẻ rửa tay, rửa mặt thường xuyên và hạn chế đưa tay chạm mặt. Rửa tay, đặc biệt là trước khi chạm vào em bé. Các bác sĩ nhi khoa luôn khuyến cáo mọi người vệ sinh tay nếu nhà có trẻ nhỏ, dù có đại dịch hay không. Cách này giúp ngăn ngừa nhiều bệnh truyền nhiễm có hại cho trẻ nhỏ.
Khi trẻ có các triệu chứng sốt, ho, khó thở… gia đình cần thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có các triệu chứng kể trên. Đồng thời thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
ĐIỀU TRỊ BỆNH GAN DO VIRUS: NHỮNG PHƯƠNG PHÁP HIỆU QUẢ HIỆN NAY
CHẨN ĐOÁN BỆNH GAN DO VIRUS: LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT HIỆN SỚM?
BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH GAN DO VIRUS – NHỮNG NGUY CƠ KHÔNG THỂ XEM THƯỜNG
BỆNH GAN DO VIRUS – NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG CẦN LƯU Ý
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA BỆNH SỞI VÀ DỊ ỨNG
LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÂN BIỆT BỆNH SỞI VÀ SỐT PHÁT BAN DO VIRUS?