Hệ miễn dịch chỉ hoạt động tốt khi cơ thể khỏe mạnh, tạo đầy đủ kháng thể chống lại bệnh tật. Do đó, chế độ dinh dưỡng phòng bệnh chính là chế độ ăn lành mạnh cho cơ thể, kèm với môi trường sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lí, tránh gây căng thẳng cho trẻ.
Xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp với từng độ tuổi
– Tiêu chí quan trọng nhất khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ mùa Covid-19 đó là cân đối thực đơn phù hợp với từng độ tuổi khác nhau. Ở từng lứa tuổi, nhu cầu về dinh dưỡng của trẻ sẽ thay đổi vậy nên chúng ta không thể áp dụng chung một chế độ dinh dưỡng cho tất cả các em bé.
+ Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nguồn dinh dưỡng chính giúp bé phát triển là sữa mẹ. Trong giai đoạn này, các mẹ cần đảm bảo cơ thể bé hấp thu đủ lượng sữa mẹ cần thiết. Nếu người mẹ không đủ sữa cho con bú, chúng ta mới tìm hiểu và sử dụng các loại sữa công thức dành phù hợp với lứa tuổi.
+ Ngoài 6 tháng, cha mẹ có thể cho con tập ăn dặm để bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Bắt đầu từ giai đoạn này, kháng thể do mẹ truyền cho con bắt đầu suy yếu dần, chúng ta cần cung cấp thêm nhiều dinh dưỡng để cơ thể trẻ tự sản sinh kháng thể và chống chọi lại với sự tấn công của vi rút gây bệnh.
+ Trẻ từ 2 tuổi trở lên cần rất nhiều năng lượng cho hoạt động thường ngày, vì vậy ba mẹ nên thiết độ chế độ dinh dưỡng đa dạng hơn. Với những bé vận động nhiều, chúng ta có thể bổ sung thêm các bữa phụ để cơ thể của con thêm năng lượng
Bổ sung đầy đủ protein
Một chế độ ăn đủ đạm (protein) có vai trò rất quan trọng giúp cơ thể duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh và giúp nhanh lành bệnh. Chất đạm cung cấp nguyên liệu tổng hợp các tế bào bạch cầu và kháng thể được ví như những binh lính trong cuộc chiến chống lại vi khuẩn và virus xâm nhập cơ thể. Đạm (protein) có nhiều trong các loại thực phẩm sau: Thịt, cá, trứng, sữa, và các loại đậu/đỗ.
Bổ sung vitamin và khoáng chất
– Ăn nhiều hơn thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật nhiều vitamin A và caroten (gan, trứng, khoai lang, bí ngô, cà rốt, đu đủ, xoài, bông cải/xúp – lơ…).
– Bổ sung các loại rau xanh và hoa quả nhiều vitamin C (cam, bưởi, ổi…), các loại thực phẩm chứa nhiều kẽm (hàu, sò, lòng đỏ trứng, đậu, đỗ, hạt hạnh nhân, thịt gà, thịt bò…). – Bổ sung thực phẩm nhiều selen (trứng, nấm, tôm, đậu đỗ, ngũ cốc, thịt heo, bò…).
Hạn chế đồ dầu mỡ, đồ chiên rán, đồ ngọt
Những thực phẩm này cung cấp nhiều năng lượng, nhưng gây đầy bụng khó tiêu, không cung cấp đủ đạm và các vitamin cần thiết cho hệ miễn dịch của cơ thể.
Bổ sung đủ nước
Uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm. Lưu ý các trẻ lớn mỗi ngày uống không dưới 1.500ml nước ấm. Uống từng ngụm nhỏ, nhiều lần trong ngày, bổ sung nước thường xuyên chứ không đợi cảm giác khát. Không uống nước ngọt thay cho nước lọc. Thông thường ở trẻ em sau khi trừ lượng sữa nhu cầu trong ngày, nhu cầu nước còn lại được cung cấp bằng nước lọc là ổn.
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Ăn chín, uống sôi. Các loại thịt, cá, trứng phải được nấu chín hoàn toàn. Để riêng thực phẩm sống, chín. Thực phẩm tươi chưa sử dụng phải cất ngăn đá tủ lạnh. Thực phẩm đã nấu chưa ăn ngay phải cất ngăn mát tủ lạnh. Rửa tay trước khi ăn, trước và sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với bề mặt có nguy cơ.
Ngoài chế độ dinh dưỡng tốt, cha mẹ cần lưu ý giúp trẻ giữ vệ sinh cá nhân, thường xuyên vận động và ngủ đủ giấc để trẻ luôn khỏe mạnh và có sức đề kháng phòng bệnh trong mùa dịch.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
Phòng Khám Đa Khoa Thuận Kiều Hân Hạnh Được Chọn Là Một Trong 91 Đơn Vị Tiêu Biểu Yết Kiến Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước
Phòng Khám Đa Khoa Thuận Kiều: Tiên Phong Trong Chăm Sóc Sức Khỏe Tại Lâm Đồng
Phòng khám đa khoa Thuận Kiều trao tặng 200 phiếu khám sức khỏe cho Trung tâm Báo chí TP. Hồ Chí Minh
Phòng khám Đa khoa Thuận Kiều phối hợp tổ chức chương trình chăm sóc sức khỏe răng miệng cho học sinh
Phòng khám đa khoa Thuận Kiều tham dự Diễn đàn Kinh tế TP.HCM 2024
Phòng khám Đa khoa Thuận Kiều tài trợ học bổng cho sinh viên HUTECH