Hệ thống cơ xương đóng vai trò quan trọng để tạo ra bộ khung cho cơ thể. Bệnh cơ xương khớp là tình trạng bị suy yếu chức năng của các khớp, dây chằng, cơ bắp, thần kinh, gân và xương sống. Điều này có thể dẫn đến đau và làm giảm khả năng di chuyển, kết quả là có thể ngăn cản bạn thực hiện các hoạt động hàng ngày.
Bệnh cơ xương khớp là gì?
Bệnh xương khớp là những bệnh gây ảnh hưởng đến xương khớp, làm giảm chức năng hệ thống xương, gân, dây chằng, thần kinh dẫn đến suy yếu khả năng di chuyển và thực hiện chức năng của hệ thống này.
Một số bệnh về cơ xương khớp phổ biến hiện nay
Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là bệnh lý xương khớp xảy ra khi có sự tổn thương ở phần sụn khớp và xương dưới sụn ở khớp, dẫn đến các phản ứng viêm và gây tràn dịch khớp.
Lý do phổ biến của thoái hóa khớp là tuổi tác và một số yếu tố khác như di truyền, béo phì, chấn thương thường xuyên tại khớp, tai nạn lao động, tai nạn thể thao, các bệnh lý viêm khớp như gout, viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng khớp, …
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh rất phổ biến hiện nay, thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi từ 35-55 tuổi. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng viêm khớp kéo dài với các đợt sưng, nóng, đỏ, đau ở nhiều khớp, thường gặp nhất là các khớp nhỏ ở bàn tay, khớp cổ tay, khuỷu, gối, cổ chân, bàn ngón chân, cả 2 bên.
Bệnh gây đau, viêm cứng khớp, biến dạng khớp làm hạn chế vận động. Thậm chí nếu bệnh tiến triển nặng mà không được can thiệp điều trị đúng cách sẽ dẫn đến tàn phế. Hiện nay y học vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để căn bệnh này.
Bệnh gút
Đây là bệnh xảy ra do rối loạn chuyển hóa purin trong máu khi cơ thể dư thừa đạm quá mức. Bệnh này có đặc trưng là sưng phù, nóng đỏ, rất đau ở các khớp trên cơ thể, đặc biệt là khớp ngón chân, bàn tay, ngón tay, cổ chân hoặc khớp gối.
Ngoài đau nhức xương khớp khó chịu, người bệnh còn kèm theo nhiều triệu chứng toàn thân khác như sốt cao, mệt mỏi, … Khi không được điều trị, bệnh gút có thể gây biến dạng khớp vĩnh viễn.
Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống. Thường xảy ra khi cơ thể bị tác động mạnh hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách, dẫn đến các chứng đau về thần kinh.
Có nhiều nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm nhưng phổ biến nhất là do di truyền, tuổi tác, vận động sai tư thế, chấn thương, thừa cân, …
Tùy vào vị trí bị thoát vị mà triệu chứng nhận biết bệnh sẽ khác nhau, trong đó điển hình nhất là tình trạng đau nhức, tê chân tay, hạn chế khi vận động, …
Loãng xương
Loãng xương do giảm khối lượng và chất lượng của xương, làm giảm mật độ xương, dù chỉ với chấn thương nhẹ cũng làm tăng nguy cơ gãy xương. Bệnh có thể không có triệu chứng lâm sàng đặc trưng mà diễn biến âm thầm. Người bệnh thường chỉ phát hiện bệnh khi có biến chứng như biến dạng vùng cột sống (gù, vẹo, giảm chiều cao), gãy xương.
Loãng xương gây gãy xương có thể gây chèn ép tủy sống làm bệnh nhân bị mất cảm giác và yếu liệt hai chân, rối loạn đi tiêu, đi tiểu và cần nhập viện cấp cứu.
Đau dây thần kinh tọa
Khi dây thần kinh bị tổn thương sẽ gây đau tại vùng thắt lưng, cơn đau tập trung vào một bên lưng và nhức mỏi chân.
Khi gặp các vấn đề liên quan đến bệnh cơ xương khớp, người bệnh nên đến các cơ sở y tế gần nhất, các phòng khám hay bệnh viện có chuyên khoa Cơ xương khớp để được thăm khám kịp thời.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CHỊ EM ĐANG RỐI LOẠN NỘI TIẾT TỐ: LẮNG NGHE CƠ THỂ TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN
MỘT SỐ BỆNH LÝ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI TIẾT TỐ NỮ: NHỮNG ĐIỀU PHỤ NỮ CẦN QUAN TÂM
BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM Ở NGƯỜI LỚN TUỔI BỊ CƯỜNG GIÁP: ĐỪNG XEM THƯỜNG!
NGƯỜI CAO TUỔI VÀ CƯỜNG GIÁP: KHI TRIỆU CHỨNG DỄ BỊ BỎ SÓT
LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT HIỆN SỚM CƯỜNG GIÁP KHI MANG THAI?
CƯỜNG GIÁP Ở PHỤ NỮ MANG THAI: BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM VÀ CÁCH XỬ LÝ