Nhiễm trùng huyết xảy ra do hệ miễn dịch của cơ thể bị yếu đi và các loại virus, vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào máu hoặc xâm nhập thông qua các vết thương bị nhiễm trùng. Tác nhân gây bệnh phổ biến nhất là vi khuẩn kỵ khí, vi khuẩn gram dương và vi khuẩn gram âm. Chẩn đoán xác định nhiễm khuẩn trùng huyết cần dựa vào triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng. Một số xét nghiệm nhiễm trùng huyết thường được sử dụng:
Cấy máu
Cấy máu là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định nhiễm trùng máu. Các trường hợp sốt cao, hạ thân nhiệt, rét run, ớn lạnh đều sẽ được chỉ định thực hiện cấy máu. Ngoài ra, cấy máu còn được chỉ định ở một số người như, bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm khuẩn chữa rõ vị trí khu trú: CRP cao, PCT cao, …; bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng nghi ngờ viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn; bệnh nhân có xuất huyết dưới da hay niêm mạc, xuất huyết dạng sao ở móng tay, choáng, …
Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi
Đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại bằng cách phát hiện các rối loạn của cơ thể.
Định lượng các chỉ điểm viêm như tốc độ máu lắng (VS), CRP, procalcitonin
Xét nghiệm Multiplex PCR là phương pháp có độ nhạy cao, thực hiện nhanh, có giá trị hỗ trợ cho cấy máu để chẩn đoán nhiễm trùng huyết bằng cách xác định ADN của vi khuẩn trong mẫu máu bệnh nhân.
Định lượng nồng độ lactate máu
Xác định lượng lactate có trong máu người bệnh, giúp kiểm soát tình trạng tăng lactate trong máu và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Xét nghiệm chức năng thận, gan
Xác định mức creatinin, ure huyết thanh, protein niệu và các tế bào nước tiểu.
Xét nghiệm đánh giá chức năng gan thận
Những xét nghiệm máu này đo nồng độ protein và enzyme trong máu, giúp bác sĩ kiểm tra chức năng của gan, thận qua đó phát hiện được các tổn thương.
Nhiễm trùng huyết nếu được phát hiện càng sớm thì cơ hội chữa khỏi bệnh càng cao và thời gian điều trị cũng ngắn hơn. Người bị nhiễm khuẩn huyết cần được theo dõi và giám sát chặt chẽ trong phòng chăm sóc đặc biệt với phác đồ điều trị tích cực để theo dõi nhịp thở, chức năng tim cũng như các cơ quan khác của cơ thể.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
LIỆU PHÁP HORMONE THAY THẾ (HRT) – NÊN HAY KHÔNG?
THỰC PHẨM “VÀNG” CHO PHỤ NỮ TIỀN MÃN KINH – MÃN KINH
MÃN KINH SỚM – KHI NÀO ĐÁNG LO VÀ XỬ LÝ RA SAO?
LÀM SAO ĐỂ PHÂN BIỆT: RỐI LOẠN NỘI TIẾT THÔNG THƯỜNG HAY TIỀN MÃN KINH?
DẤU HIỆU CẢNH BÁO BẠN ĐANG BƯỚC VÀO GIAI ĐOẠN TIỀN MÃN KINH
TIỀN MÃN KINH – MÃN KINH: LÀM THẾ NÀO ĐỂ VƯỢT QUA ÊM DỊU?