Tết đến xuân về, những bữa tiệc tất niên, tân niên sum họp gia đình, bạn bè chắc chắn không thể thiếu những chén rượu, vại bia, đi kèm với các loại đồ ăn nhiều chất béo (bánh chưng, giò, chả, …), thực phẩm chua cay (hành muối, bò khô, …) đều tạo điều kiện cho cơn đau đại tràng xuất hiện, nhất là với những người có tiền sử viêm loét dạ dày, viêm hang vị hoặc bệnh về dạ dày mãn tính. Những “bí quyết” giúp người viêm đại tràng thoát nỗi lo dịp Tết.

Sử dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Mâm cao cỗ đầy cùng những món “chỉ Tết mới được ăn” dễ dàng khiến người bệnh nuông chiều bản thân và vô tình lãng quên chế độ dinh dưỡng cần tuân thủ. Tuy nhiên, trong điều trị các bệnh mạn tính, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình điều trị hiệu quả hơn.
Tùy từng loại bệnh, mức độ, biểu hiện bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn chế độ dinh dưỡng hợp lý. Ví dụ, người mắc tiểu đường cần lựa chọn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, người mắc tim mạch nên hạn chế các thực phẩm giàu chất béo bão hòa, người mắc Gout được khuyến cáo kiêng thực phẩm chứa nhiều axit uric…
Thực tế, nhiều trường hợp chủ quan không tuân thủ chế độ dinh dưỡng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả điều trị bệnh, gây tốn kém chi phí và biến chứng nguy hại đến sức khỏe.
Hạn chế tối đa uống rượu, bia
Ngày Tết sum vầy, cùng nâng ly rượu, bia chúc sức khỏe là nét văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt. Thế nhưng, với những người mắc bệnh mạn tính cần hạn chế tối đa các loại thức uống này bất kể dịp Lễ Tết nào.
Người mắc bệnh gan nạp quá nhiều rượu, bia sẽ gây tổn hại trực tiếp đến tế bào gan, người mắc Gout tăng nguy cơ bùng phát đợt Gout cấp của bệnh, đồng thời tác động lên thành mạch gây biến chứng suy tim, xơ hóa tim đối với những người mắc bệnh tim mạch, … Ngoài ra, rượu có thể giảm hiệu quả và tăng tác dụng phụ không mong muốn của một số loại thuốc người bệnh đang sử dụng.
Đi khám ngay nếu gặp vấn đề sức khỏe bất thường
Theo quan niệm dân gian, nhiều người thường truyền tai nhau việc tránh đi bệnh viện những ngày đầu năm mới, bởi lo sợ cả năm sẽ gặp những chuyện không may mắn. Tuy nhiên, khi gặp vấn đề bất thường, việc trì hoãn đợi qua Tết mới thăm khám là điều “tối kỵ” với các bệnh nhân mắc bệnh mạn tính bởi diễn biến bệnh có thể trở nặng bất cứ lúc nào, gây nhiều nguy hiểm đến tính mạng. Chuyên gia khuyến cáo người dân cần lập tức đến các cơ sở y tế gần nhất để được xử trí, kiểm soát tình trạng bệnh kịp thời.
Duy trì luyện tập thể dục t
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, hoạt động thể chất được coi là “toa thuốc vàng” trong điều trị bệnh mạn tính. Việc rèn luyện thể thao đều đặn, phù hợp với thể trạng cơ thể, tình hình bệnh lý giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, nâng cao sức bền và kiểm soát tốt cân nặng.
Người mắc bệnh mạn tính cần duy trì luyện tập thể dục thể thao phù hợp với thể trạng trong kỳ nghỉ lễ dài ngày.
Kỳ nghỉ Tết kéo dài khiến cơ thể trở nên “ì ạch”, các thói quen luyện tập thông thường dễ dàng bị phá bỏ, tuy nhiên người mắc bệnh mạn tính cần duy trì thực hiện các hoạt động thể chất xuyên suốt dịp lễ để bảo vệ sức khỏe
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
XẠ TRỊ VÀ HÓA TRỊ TRONG ĐIỀU TRỊ U NÃO – CƠ CHẾ, HIỆU QUẢ
PHẪU THUẬT U NÃO: KHI NÀO CẦN CAN THIỆP?
CÁC PHƯƠNG PHÁP CẦN THỰC HIỆN ĐỂ CHẨN ĐOÁN U NÃO
U NÃO LÀNH TÍNH VÀ U NÃO ÁC TÍNH: SỰ KHÁC BIỆT VÀ MỨC ĐỘ NGUY HIỂM
BIỆN PHÁP TẦM SOÁT HUYẾT ÁP CAO
ĐỐI TƯỢNG CẦN TẦM SOÁT HUYẾT ÁP ĐỊNH KỲ