Sau Tết, do ăn uống không kiểm soát, uống nhiều rượu, bia, nước ngọt, sinh hoạt đảo lộn, lại quên uống thuốc (ở nhóm đang phải điều trị) … là các tác nhân chính làm phát sinh bệnh, đặc biệt là các bệnh mạn tính có nguy cơ tái phát cao. Cho nên việc kiểm tra sức khỏe sau Tết là vô cùng cần thiết.
Nguyên nhân người bệnh tiểu đường nên kiểm tra sức khỏe sau Tết
Chế độ ăn uống “thả ga” rình rập đường máu tăng
Thực tế cho thấy, có nhiều bệnh nhân tiểu đường vào những ngày bình thường kiểm soát rất tốt chế độ ăn uống, nhưng vào dịp Tết lại “buông lỏng kỉ luật” khiến lượng đường tăng vù vù. Đa số chúng ta thường ăn nhiều hơn vào dịp Tết và điều đáng lo ngại các món ăn đa phần chứa rất nhiều tinh bột, chất béo dễ làm tăng lượng đường máu.
Bên cạnh đó, lại có không ít người lo sợ đường huyết tăng cao nên kiêng khem quá mức, không dám ăn những đồ ăn liên quan đến tinh bột và đường lại dẫn đến suy nhược cơ thể.
Ngưng tập thể dục
Trong những ngày Tết phải đi lại, tiếp khách khiến việc tập thể dục ngày Tết của người bệnh dễ bị lãng quên, hoặc phải đi lại quá nhiều do tham gia vào hoạt động sinh hoạt, vui chơi ngày Tết. Cả 2 lý do trên đều gây biến động đường huyết.
Quên dùng thuốc
Trong dịp Tết thói quen sinh hoạt của người bệnh cũng bị đảo lộn, nhiều người bệnh bỏ dùng thuốc với nhiều lý do như hết thuốc chưa kịp mua, không tiêm được insulin, … lạm dụng thuốc hay quên không dùng thuốc đều có nguy cơ tăng lượng đường huyết dẫn đến biến chứng nguy hiểm
Cần làm gì để kiểm soát tốt đường huyết ngay sau dịp Tết?
Kiểm tra sức khỏe sau Tết
Tiểu đường là bệnh thuộc chuyên khoa Nội tiết nên nếu muốn khám bệnh tiểu đường thì nên đến các cơ sở y tế có chuyên khoa này để việc chẩn đoán và điều trị đạt được hiệu quả cao nhất. Khám đúng bác sĩ chuyên khoa Nội tiết và điều trị đúng phác đồ của bác sĩ cũng sẽ giúp người bệnh kiểm soát bệnh nhanh chóng đồng thời hạn chế được các biến chứng âm thầm của bệnh.
Duy trì chế độ ăn lành mạnh
Chế độ ăn ảnh hưởng lớn nhất đến đường huyết, trong khi món ăn ngày Tết rất ngon nhưng lại có nhiều đường, tinh bột như bánh chưng, xôi gấc, bánh kẹo, mứt, ô mai, … Để tránh tăng đường huyết, người bệnh chỉ nên ăn lượng vừa phải bánh chưng, miến, cơm.
Ăn tăng thực phẩm nhiều chất xơ như rau xanh, củ quả. Không nên ăn bánh kẹo, sô cô la, mứt. Khi thấy đồ ăn ngon và muốn ăn nhiều hơn bình thường, người bệnh nên tiêm tăng khoảng 2 đơn vị insulin trước bữa ăn đó. Không ăn sát giờ đi ngủ đêm.
Một điều quan trọng là cần ăn đúng giờ, đủ số bữa để việc uống thuốc hạ đường huyết hoặc tiêm insulin được duy trì.
Tăng tập thể dục
Tập thể dục làm tăng sự trao đổi chất, cải thiện đáp ứng của cơ thể với insulin, sự hấp thu glucose vào cơ và các cơ quan. Điều này giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Vì bạn có thể ăn nhiều hơn trong ngày Tết nên việc tập thể dục cũng giúp đốt cháy năng lượng dư thừa.
Đi ngủ đúng giờ
Mất ngủ hoặc ngủ muộn đã được chứng minh là yếu tố làm đường huyết cao và dao động. Tuy nhiên, tình trạng thức rất khuya, ngủ rất muộn là khá phổ biến ở mọi người, trong đó có nhiều người bệnh đái tháo đường. Người thức khuya thường có thêm các bữa ăn phụ làm tăng đường huyết và sáng hôm sau dậy muộn sẽ bỏ bữa ăn sáng, không uống thuốc.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN SUY GIÃN TĨNH MẠCH
SUY GIÃN TĨNH MẠCH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
CÁC GIAI ĐOẠN SUY GIÃN TĨNH MẠCH
BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH: NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG
DI CĂN GAN DO UNG THƯ PHỔI: ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN CHỨC NĂNG GAN
DẤU HIỆU TOÀN THÂN KHI UNG THƯ PHỔI ĐÃ LAN RỘNG