Viêm cột sống dính khớp là hiện tượng viêm xảy ra ở mối nối giữa các đốt của cột sống lưng, hay giữa cột sống và xương chậu, gây ra đau mỏi cột sống và vận động cột sống không được linh hoạt, theo thời gian, có thể khiến một số đốt sống dính lại với nhau.
Viêm cột sống dính khớp là gì?
Viêm cột sống dính khớp (VCSDK) là một loại viêm khớp mạn tính, ảnh hưởng chủ yếu đến cột sống và các khớp lớn khác trong cơ thể. Bệnh thường bắt đầu ở tuổi thanh niên và tiến triển chậm, gây ra sự dính cứng của các khớp xương và hạn chế chuyển động.
Mặc dù hiếm gặp, nhưng chúng ta không được chủ quan bởi nếu căn bệnh này xảy ra, cột sống sẽ có nguy cơ bị biến dạng, làm mất khả năng cử động của cơ thể và thậm chí gây ra nhiều vấn đề ở phổi, tim mạch, mắt, … Vậy nên, chủ động chữa trị để kiểm soát biến chứng của bệnh ngay khi cột sống bị đau nhức và căng cứng là điều quan trọng nhất.
Nguyên nhân dẫn tới viêm cột sống dính khớp
– Tuổi tác: bệnh thường phát hiện ở độ tuổi 20 – 30. Ngoài ra, có đến 95% bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh trước 46 tuổi, trong đó 15% là trẻ em dưới 15 tuổi.
– Giới tính: Nam giới dễ mắc bệnh viêm cột sống dính khớp hơn nữ giới. Thêm vào đó, căn bệnh này phát triển ở nam giới sớm với những triệu chứng nặng hơn so với nữ giới.
– Yếu tố di truyền: Nhiều người bị viêm cột sống dính khớp có gene HLA-B27, gene này được cho là có liên quan đến việc phát triển bệnh.
– Yếu tố miễn dịch: Hệ thống miễn dịch tấn công các mô khớp trong cơ thể, gây ra viêm và tổn thương khớp.
Triệu chứng viêm cột sống dính khớp
– Triệu chứng gặp sớm nhất là đau cột sống thắt lưng hoặc đau vùng thắt lưng. Cơn đau xuất hiện vào buổi tối hoặc sáng sớm, đi kèm theo những triệu chứng cứng khớp. Bệnh nhân có thể bị thức giấc khi ngủ do những cơn đau gây khó chịu.
– Cứng cột sống, hạn chế vận động vùng thắt lưng khi cúi ngửa, nghiêng hoặc xoay, ngồi xổm khó.
– Có biểu hiện của viêm khớp ngoại biên như sưng đau kéo dài khớp háng, khớp gối, … nhưng không rõ nguyên nhân.
– Mệt mỏi: Cảm giác mệt mỏi toàn thân có thể xuất hiện do sự viêm mạn tính.
– Các bộ phận khác của cơ thể cũng xuất hiện đau nhức như các khớp xương sườn, xương ức, vai, đầu gối.
– Các biểu hiện khác: Viêm kết mạc, nhìn mờ, đột nhiên mắt nhạy cảm hơn với ánh sáng, tiêu chảy, đau bụng, …
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN SUY GIÃN TĨNH MẠCH
SUY GIÃN TĨNH MẠCH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
CÁC GIAI ĐOẠN SUY GIÃN TĨNH MẠCH
BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH: NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG
DI CĂN GAN DO UNG THƯ PHỔI: ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN CHỨC NĂNG GAN
DẤU HIỆU TOÀN THÂN KHI UNG THƯ PHỔI ĐÃ LAN RỘNG