CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM HỌNG DO VIRUS LIÊN CẦU KHUẨN

Khi có những triệu chứng viêm họng do liên cầu khuẩn, các bác sĩ sẽ thăm khám kiểm tra vùng họng của bạn để tìm các dấu hiệu viêm nhiễm. Bác sĩ cũng sẽ thăm khám vùng cổ để tìm xem có sưng đau hạch cổ hay không và hỏi bạn thêm một số triệu chứng khác.

Chẩn đoán viêm họng do liên cầu khuẩn

Dựa trên các triệu chứng và kết hợp với khám lâm sàng mà bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn. Ngoài ra để chắc chắn về bệnh tình, bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp sau đây:

– Lấy mẫu dịch từ cổ họng: Phương pháp này được sử dụng để xác định có vi khuẩn gây bệnh viêm họng liên cầu hay không.

– Xét nghiệm kháng nguyên: Trong trường hợp kết quả từ việc lấy mẫu dịch không đủ để đưa ra kết luận chính xác, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh làm xét nghiệm kháng nguyên.

Phương pháp điều trị viêm họng do viusa liên cầu khuẩn

Điều trị bằng thuốc

Thuốc điều trị chính là thuốc kháng sinh phù hợp, cùng với đó là thuốc điều trị triệu chứng và kiểm soát ngừa lây lan bệnh.

Thuốc kháng sinh

– Thuốc Penicillin: Thuốc kháng sinh này có thể sử dụng dưới dạng uống nếu có thể hoặc dạng tiêm khi người mắc bệnh bị viêm họng khó nuốt, nôn mửa khi nuốt, trẻ nhỏ, …

– Amoxicillin: Đây là kháng sinh cùng loại với Penicillin song được ưu tiên chọn lựa chọn với người mắc bệnh là trẻ nhỏ do vị dễ uống hơn.

– Kháng sinh khác như Cephalexin, Azithromycin, Erythromycin, … được chỉ định nếu bệnh nhân dị ứng với Penicillin.

Thuốc điều trị triệu chứng

Thường dùng:

Ibuprofen như Motrin, Advil, …

Acetaminophen, Tylenol, …

Cần lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị viêm họng do liên cầu khuẩn theo đúng chỉ định và liều lượng của bác sĩ. Tự ý sử dụng thuốc có thể gây biến chứng nguy hiểm hoặc dẫn tới hiện tượng nhờn thuốc, gây khó khăn cho việc điều trị bệnh sau này.

Thay đổi lối sống

– Thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày để giảm đau rát ở cổ họng do viêm họng liên cầu gây ra.

– Đặc biệt tránh xa với các loại chất kích thích như: thuốc lá, vapes, … Trong thuốc lá chứa nhiều chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe cổ họng. Nếu người bệnh càng hút thuốc sẽ khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn.

– Ăn các thức ăn nhẹ nhàng, dễ nuốt như: nước canh, súp, táo xay, nấu chín ngũ cốc, khoai tây nghiền, trái cây ngọt, sữa chua và trứng chín mềm. Tránh các loại thực phẩm nhiều gia vị hoặc các loại thực phẩm có tính axit như nước cam.

– Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi nhiều để cơ thể chống nhiễm trùng tốt hơn.

– Tự nghỉ ngơi cách ly ở nhà cho đến khi không còn dấu hiệu sốt và cảm thấy sức khỏe tốt hơn (sau tối thiểu 24h điều trị với kháng sinh) để tránh bệnh trở nặng hoặc gây lây nhiễm.

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ



    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline