Khi mùa xuân về, những người mắc viêm mũi dị ứng thường được báo hiệu trước vài tuần bằng ngứa mũi liên tục, cứ phải lấy tay dụi dụi đến khi chóp mũi đỏ ửng mà chẳng hết ngứa, kèm theo đó là hắt hơi hàng tràng, … Vậy những người bị viêm mũi dị ứng cần lưu ý những điều gì?
Viêm mũi dị ứng thời tiết
Là thể dị ứng thường gặp ở những người trẻ tuổi và thanh thiếu niên, ít khi gặp ở người già và có yếu tố di truyền tác động. Dị nguyên thường là phấn hoa, điển hình là viêm mũi dị ứng mùa xuân.
Người mắc phải viêm mũi dị ứng thể viêm mũi thời tiết có triệu chứng điển hình gồm hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi trong. Các triệu chứng thường kéo dài khoảng 1 – 2 tuần. Một số triệu chứng có thể đi kèm gồm khó thở, hen phế quản, chảy nước mắt, viêm kết mạc.
Người bị viêm mũi dị ứng thời tiết cần lưu ý gì?
Hạn chế tránh tiếp xúc phấn hoa và nấm mốc ngoài trời
Mùa xuân là mùa của phấn hoa nên người bệnh viêm mũi dị ứng cần chú ý tránh tiếp xúc với môi trường vào những mùa phấn hoa phát tán, ví dụ phấn hoa của cây cối hiện diện vào mùa xuân, hoa cỏ có ở cuối mùa xuân và suốt mùa hè…
Tuy nhiên, như chúng ta thường thấy phấn hoa có chiều hướng xuất hiện cao vào thời tiết khô, nắng ấm, có gió, … vì vậy, nên tránh tiếp xúc với bên ngoài trong thời gian này. Khi ra ngoài cần đóng kín cửa xe, đóng kín cửa sổ, cửa ra vào nhà hoặc tắm sạch bụi phấn trên tóc, trên da sau khi ra ngoài trời.
Làm sạch nơi ở, phòng ngủ đề phòng dị ứng bụi nhà
Với người viêm mũi dị ứng thì dị nguyên do bụi mạt – mò trong nhà ở trên đồ dùng phòng ngủ (chăn, mền, gối, …) thảm sàn nhà, đồ trang trí nội thất …dễ khiến người bệnh bằng dị ứng. Vì vậy, cần tránh bằng cách dùng máy hút bụi, tẩy thảm nhà bằng hóa chất, nếu được chăn, mền, gối … giặt mỗi 2 tuần trong nước nóng để diệt tất cả mạt – mò trên bề mặt. Thường mạt – mò bụi nhà chỉ phát triển ở độ ẩm > 50% do đó dùng máy điều hòa làm khô môi trường cũng rất hữu ích.
Riêng đối với nấm mốc trong nhà cũng tránh bằng cách hạn chế độ ẩm trong nhà quá cao, không để đồ chứa nước trong nhà để hạn chế sự phát triển của bào tử và nấm mốc.
Với thú cưng cũng tương tự, dị ứng lông thú, vật cưng nuôi trong nhà tốt nhất là tránh hoàn toàn không tiếp xúc, hoặc ít nhất cũng nên tránh xa, không cho vật nuôi lên giường hay sống chung trong phòng. Đối với gián nên có kế hoạch diệt thường xuyên.
Với người làm việc có yếu tố gây dị ứng
Việc tuân thủ khẩu trang, bảo hộ lao động là cần thiết. Nên tránh là biện pháp tốt nhất, nếu không thì nên dùng khẩu trang, mặt nạ tránh hít phải bụi nghề nghiệp.
Ngoài ra, những chất kích thích gây dị ứng không đặc hiệu như: Khói thuốc, chất nặng mùi, hương liệu, nước hoa, môi trường ô nhiễm… nên tránh, vì những chất trên là yếu tố kích thích gây dị ứng và làm triệu chứng dị ứng trầm trọng thêm.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
Phòng Khám Đa Khoa Thuận Kiều Hân Hạnh Được Chọn Là Một Trong 91 Đơn Vị Tiêu Biểu Yết Kiến Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước
Phòng Khám Đa Khoa Thuận Kiều: Tiên Phong Trong Chăm Sóc Sức Khỏe Tại Lâm Đồng
Phòng khám đa khoa Thuận Kiều trao tặng 200 phiếu khám sức khỏe cho Trung tâm Báo chí TP. Hồ Chí Minh
Phòng khám Đa khoa Thuận Kiều phối hợp tổ chức chương trình chăm sóc sức khỏe răng miệng cho học sinh
Phòng khám đa khoa Thuận Kiều tham dự Diễn đàn Kinh tế TP.HCM 2024
Phòng khám Đa khoa Thuận Kiều tài trợ học bổng cho sinh viên HUTECH