Hiện nay chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi hội chứng rối loạn sinh tủy, bệnh nhân sẽ được điều trị tích cực nhằm làm chậm tiến triển của bệnh, giảm triệu chứng khó chịu và ngăn ngừa nhiễm trùng, xuất huyết. Tùy theo tình trạng sức khỏe, độ tuổi và thể bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, các biện pháp điều trị chính bao gồm: hóa trị liệu, ghép tủy xương, điều trị xuất huyết, nhiễm trùng, truyền máu, …
Các phương pháp điều trị rối loạn sinh tủy bao gồm:
Truyền máu:
Người mắc rối loạn sinh tủy cần truyền máu liên tục để bổ sung số lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu cần thiết cho cơ thể, việc truyền máu kéo dài gây thừa sắt trong máu nên người bệnh cần sử dụng thêm một số loại thuốc loại bỏ lượng sắt dư thừa này.
Thuốc:
Các loại thuốc được dùng để tăng số lượng tế bào máu khỏe mạnh bao gồm thuốc tăng số lượng tế bào máu cơ thể tạo ra, thuốc kích thích tế bào máu hoàn thiện, thuốc ngăn chặn hệ thống miễn dịch, thuốc cho người có những bất thường di truyền, …
Ghép tế bào gốc tủy xương:
Trong quá trình ghép tế bào gốc tủy xương, bác sĩ sẽ loại bỏ các tế bào máu bị lỗi, bị tổn thương bằng cách sử dụng thuốc hóa trị. Sau đó các tế bào gốc bất thường ở tủy xương được thay thế bằng các tế bào được hiến tặng.
Hóa trị:
Được áp dụng để phá hủy và ngăn chặn các tế bào máu bất thường phát triển trong tủy xương, hoặc đôi khi được sử dụng đối với những người bệnh có nguy cơ cao chuyển sang bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính (AML).
Thay đổi lối sống và chăm sóc tại nhà
Bởi vì một số người bệnh có số lượng bạch cầu thấp, nên họ có nguy cơ bị nhiễm trùng nặng, tái đi tái lại. Để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng, bạn cần:
– Tránh tiếp xúc với người mắc bệnh lây nhiễm.
– Rửa tay: Rửa tay thường xuyên với nước ấm và xà phòng, đặc biệt là trước khi ăn hoặc khi chế biến thức ăn. Hãy mang theo một chai nước rửa tay khô bên mình đề phòng khi không có nước để rửa tay.
– Ăn uống kỹ càng: Nấu chín tất cả các loại thịt và cá. Để an toàn hơn nữa, bạn nên tránh dùng tất cả các thực phẩm sống.
Rối loạn sinh tủy là hội chứng không thể điều trị hoàn toàn. Việc điều trị hiện nay đều nhằm đến kiểm soát triệu chứng và làm chậm tiến triển bệnh. Bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ phù hợp với từng người bệnh tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, thể bệnh và độ tuổi của người bệnh.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CHÍNH DẪN ĐẾN UNG THƯ PHỔI
NHẬN BIẾT DẤU HIỆU UNG THƯ PHỔI GIÚP PHÁT HIỆN BỆNH TỪ SỚM
VIÊM PHỔI VÀ VIÊM PHẾ QUẢN KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?
TẦM SOÁT PHỔI ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?
LỢI ÍCH CỦA VIỆC TẦM SOÁT PHỔI ĐỊNH KỲ
CÁC BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN PHỔI