Viêm cột sống dính khớp (Ankylosing Spondylitis – AS) là một bệnh viêm mạn tính ảnh hưởng đến cột sống và các khớp khác, gây đau và cứng cột sống. Để phòng ngừa và kiểm soát bệnh này, chúng ta cần chú ý đến một số biện pháp sau:
Kiểm tra sức khỏe định kỳ:
– Khám sức khỏe: Thực hiện khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh.
– Xét nghiệm: Xét nghiệm máu và hình ảnh cột sống để theo dõi tình trạng bệnh.
Duy trì tư thế đúng:
– Ngồi: Ngồi thẳng lưng, giữ đầu và cổ thẳng hàng với cột sống. Sử dụng ghế có tựa lưng và đặt màn hình máy tính ngang tầm mắt.
– Đứng: Đứng thẳng, phân đều trọng lượng lên cả hai chân. Tránh đứng quá lâu ở một tư thế, nên thay đổi tư thế thường xuyên.
– Ngủ: Chọn gối và nệm phù hợp. Tránh nằm sấp, nên nằm ngửa hoặc nghiêng và duy trì tư thế ngủ thoải mái.
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý:
– Bổ sung thực phẩm giàu Omega-3: Ăn các loại cá giàu omega-3 như cá hồi, cá thu, hoặc bổ sung hạt chia, hạt lanh giúp giảm viêm.
– Trái cây và rau xanh: Tăng cường vitamin và khoáng chất cần thiết cho xương và khớp.
– Hạn chế thực phẩm gây viêm: Tránh thực phẩm chứa đường, bột tinh chế, đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn.
Hạn chế các yếu tố nguy cơ:
– Không hút thuốc: Hút thuốc nói chung có hại cho sức khỏe, nhưng nó còn gây ra các vấn đề khác cho những người bị viêm cột sống dính khớp, chẳng hạn như gia tăng tình trạng khó thở.
– Hạn chế uống rượu: Uống quá nhiều rượu có thể tăng nguy cơ loãng xương, làm tệ hơn tình trạng viêm cột sống dính khớp.
– Duy trì mức cân nặng hợp lý: Do béo phì và thừa cân gây tăng áp lực lên các khớp và xương, làm nặng thêm tình trạng bệnh.
Chế độ tập luyện:
– Duy trì tập luyện thể dục thể thao đều đặn sẽ giúp kéo giãn cơ bắp, giảm đau, tăng độ linh hoạt cho xương khớp. Một số môn thể thao gợi ý dành cho người bệnh là yoga, bơi lội, đi bộ, … Bơi sẽ tránh tác động gây đau đồng thời giúp giãn cột sống và vận động khớp háng. Để đảm bảo an toàn và đem lại hiệu quả và đảm bảo an toàn hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia. Lưu ý là không nên lựa chọn các bài tập cường độ cao. Ngưng tập luyện nếu có biểu hiện đau nhức bất thường.
– Ngoài ra, nên tăng cường vận động trong sinh hoạt hàng ngày. Đơn giản nhất là hãy làm những công việc nhà đơn giản, đứng dậy vận động sau một khoảng thời gian ngồi làm việc.
Tóm lại, chúng ta cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên, không sử dụng rượu bia và hút thuốc lá giúp phòng ngừa bệnh. Khi xuất hiện các triệu chứng cần đến khám tại cơ sở y tế khi có biện pháp điều trị phù hợp, không để bệnh diễn biến nặng sẽ điều trị khó khăn và khó phục hồi.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CHỊ EM ĐANG RỐI LOẠN NỘI TIẾT TỐ: LẮNG NGHE CƠ THỂ TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN
MỘT SỐ BỆNH LÝ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI TIẾT TỐ NỮ: NHỮNG ĐIỀU PHỤ NỮ CẦN QUAN TÂM
BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM Ở NGƯỜI LỚN TUỔI BỊ CƯỜNG GIÁP: ĐỪNG XEM THƯỜNG!
NGƯỜI CAO TUỔI VÀ CƯỜNG GIÁP: KHI TRIỆU CHỨNG DỄ BỊ BỎ SÓT
LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT HIỆN SỚM CƯỜNG GIÁP KHI MANG THAI?
CƯỜNG GIÁP Ở PHỤ NỮ MANG THAI: BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM VÀ CÁCH XỬ LÝ