Viêm họng xung huyết thường xuất hiện vào các thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường khiến sức khoẻ suy giảm, sức đề kháng yếu, hệ hô hấp bị tổn thương. Ngoài ra, bệnh dễ gặp hơn ở người mắc các bệnh suy gan, rối loạn dạ dày, ruột, rối loạn nội tiết. Triệu chứng của viêm họng xung huyết là cay nóng họng, ngứa, ho từng cơn, cơn ho thường xuất hiện khi bắt đầu đi ngủ. Đây là dạng viêm họng nguy hiểm nên bệnh nhân cần được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.
Viêm họng xung huyết là gì?
Viêm họng xung huyết (hay viêm amidan xung huyết, viêm họng cấp tính) là tình trạng khi niêm mạc họng bị virus hoặc vi khuẩn tấn công gây xung huyết, sưng tấy, đau rát, phù nề.
Nguyên nhân gây ra viêm họng xung huyết
– Vi khuẩn, virus xâm nhập, tấn công niêm mạc họng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm họng xung huyết. Các vi khuẩn, virus gây viêm họng xung huyết có nguồn gốc từ không khí, thức ăn hoặc liên quan đến các bệnh thủy đậu, cảm lạnh, cúm, bạch hầu quai bị, ….
+ Những virus gây bệnh thường gặp: Adenovirus, Virus cúm, Virus para- influenzae, Virus Coxsakie, …
+ Những vi khuẩn gây bệnh thường gặp: Liên cầu bêta tan huyết nhóm A, B, C, G; Haemophilus influenzae, tụ cầu vàng, Moraxella catarrhalis, các vi khuẩn kị khí, …
– Các yếu tố thuận lợi gây bệnh viêm họng xung huyết:
+ Bệnh nhân mắcbệnh trào ngược acid dạ dày, dịch dạ dày trào ngược tấn công vòng họng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.
+ Hệ miễn dịch bệnh nhân suy yếu, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus tấn công.
+ Môi trường sống, làm việc bị ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, các hóa chất độc hại, khói thuốc lá.
+ Cơ thể thích ứng không kịp với sự thay đổi thất thường của thời tiết, sức đề kháng suy giảm, đường hô hấp dễ bị tổn thương.
+ Chế độ ăn không hợp lý: Thường xuyên ăn đồ cay, nóng, thực phẩm quá cứng, uống nhiều rượu bia cũng có thể gây tổn thương niêm mạc họng.
+ Căng thẳng, stress kéo dài: Tâm lý không ổn định, hay thức khuya, suy nhược cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và làm tăng nguy cơ viêm họng sung huyết.
+ Nghề nghiệp: Những nghề phải nói, hát nhiều như ca sĩ, diễn giả, giáo viên… cũng dễ bị tổn thương niêm mạc họng hơn so với các đối tượng khác.
Dấu hiệu của bệnh viêm họng xung huyết
– Bệnh thường xuất hiện đột ngột, bệnh nhân có thể sốt vừa từ 38 – 39 độ hoặc sốt cao, đau đầu, ớn lạnh, mệt mỏi, đau nhức toàn thân và chán ăn.
– Bệnh nhân có triệu chứng đau họng khi nuốt, ho, nói và có thể ho khan hoặc ho có đờm.
– Sổ mũi, nghẹt mũi, có thể chảy máu cam.
– Khi thăm khám có thể thấy niêm mạc họng tấy đỏ, phù nề; các tổ chức bạch huyết ở thành sau họng nổi rõ mao mạch và sưng nhẹ hạch góc hàm.
Viêm họng xung huyết hoàn toàn có thể chữa khỏi triệt để khi người bệnh sớm phát hiện và điều trị tích cực. Vậy nên khi thấy những triệu chứng nghi ngờ, cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, phù hợp.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
ĐIỀU TRỊ VIÊM MÀNG NÃO DO MÔ CẦU NHƯ THẾ NÀO?
NHỮNG BIỆN PHÁP GIÚP CHỦ ĐỘNG PHÒNG NGỪA BỆNH VIÊM NÃO MÔ CẦU
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN VIÊM MÀNG NÃO DO MÔ CẦU
VIÊM NÃO MÔ CẦU CÓ LÂY KHÔNG? LÂY QUA ĐƯỜNG NÀO?
VIÊM MÀNG NÃO DO MÔ CẦU CÓ NHỮNG LOẠI NÀO?
SỰ NGUY HIỂM CỦA VIÊM MÀNG NÃO DO MÔ CẦU?