NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI MỚI MANG THAI ĐỂ MẸ VÀ BÉ CÓ MỘT THAI KỲ KHỎE MẠNH

Ngoài cảm nhận được niềm hạnh phúc làm mẹ thiêng liêng bất tận thì việc mang thai cũng mang đến cho các mẹ bầu nhiều lo âu và căng thẳng. Dưới đây là những điều mẹ bầu cần tìm hiểu và thực hiện để hai mẹ con tận hưởng một thai kỳ khỏe mạnh, hạnh phúc.

Pregnant woman sitting on couch, relaxing and touching her belly. Enjoying pregnancy. Family baby concept.

Mẹ bầu phải khám thai định kỳ

Nhiều cặp vợ chồng đã đi khám sức khỏe tiền sản trước khi thụ thai để đảm bảo sức khỏe khi mang thai lần đầu. Khi đã mang thai, bạn tuân thủ những mốc khám thai định kỳ mà bác sĩ đã đề ra. Các buổi khám thai là cơ hội để mẹ tìm hiểu sự phát triển của bé cũng như biết rõ tình hình sức khỏe hiện tại của mình. Ngoài ra, khám thai thường xuyên còn giúp phát hiện sớm các vấn đề bất thường ở thai nhi để có biện pháp xử lý.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

– Bổ sung axit folic là việc rất quan trọng trong giai đoạn này để giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh. Mỗi ngày bà bầu cần bổ sung axit folic với liều lượng khuyến cáo là 400mcg.

– Trứng và rau cải bó xôi là 2 thực phẩm được khuyên nên ăn nhiều trong 3 tháng đầu mang thai vì nó có chứa nhiều choline. Ngoài ra 2 thực phẩm trên còn rất giàu olate, vitamin A và C, canxi, sắt, magiê, kali và vitamin B6. Đây là những chất cần thiết giúp thai nhi phát triển toàn diện.

– Để đối phó với những cơn ốm nghén, bà bầu nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày.

Vận động nhẹ nhàng là điều cần thiết

– Các mẹ bầu nên tập thể dục hàng ngày để đảm bảo mọi chức năng của cơ thể vận hành trơn tru. Quá trình sinh con đòi hỏi rất nhiều sức lực. Mẹ bầu cần có sức khỏe để có thể vượt qua quá trình đó một cách thuận lợi.

– Ngoài ra, việc tập thể dục khi mang thai còn giúp giảm cảm giác khó chịu do thai kỳ, theo đó sự phát triển của thai nhi cũng tiến triển tốt hơn.

Tiêm vắc xin

Ở mỗi giai đoạn của thai kỳ, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn nên tiêm loại vắc xin nào. Chúng sẽ giúp mẹ ngăn ngừa việc bị ốm hay lây nhiễm bệnh sang cho con ngay từ trong bụng mẹ hoặc khi chào đời. Hãy nhớ rằng một số bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bé. Vì vậy, bạn hãy chăm sóc bản thân cẩn thận.

Suy nghĩ tích cực

Suy nghĩ tích cực sẽ giúp bạn mạnh mẽ để đương đầu với những khó khăn, thách thức trong suốt quá trình mang thai. Ngoài ra, tâm lý của các bà mẹ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến bé. Do đó, hãy chuẩn bị tinh thần ngay từ khi chuẩn bị mang thai.

Nhận biết triệu chứng nguy hiểm cho thai kỳ

– Đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội trong thời gian dài, ở giữa bụng hoặc trên bụng kèm theo cảm giác buồn nôn hoặc nôn có thể do: vấn đề về dạ dày, ngộ độc thực phẩm, tiền sản giật, …

– Đau bụng dưới ở một hoặc hai bên có thể cảnh báo nguy cơ mang thai ngoài tử cung, sinh non, sảy thai, …

– Sưng phù chân tay kèm theo hiện tượng giảm sút thị lực, buồn nôn, đau đầu đột ngột có thể cảnh báo tiền sản giật.

– Sốt cao 37.5 – trên 39 độ C nhưng không có triệu chứng cảm lạnh hoặc cúm thì cần gặp bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức bởi nó có thể cảnh báo mẹ bầu đang bị nhiễm trùng.

Những điều mẹ bầu nên tránh

– Không xoa bụng hay massage bụng khi mang thai có thể gây kích thích sinh non.

– Không nên lạm dụng siêu âm, vừa tốn kém về kinh tế vừa không cần thiết.

– Vận động nhẹ nhàng, không tập các bài tập quá sức, xin ý kiến bác sĩ về những hoạt động nên làm và nên tránh.

– Không tự ý sử dụng các loại thuốc đông tới tây mà không có tư vấn, giám sát của bác sĩ.

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ



    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline