Các mẹ bầu thường gặp một số vấn đề gây khó chịu, hầu hết là do sự thay đổi của nội tiết tố và căng thẳng của cơ thể. Cùng tìm hiểu nhé!
Mệt mỏi
Mang thai là cả một quá trình với rất nhiều thay đổi trong cơ thể cần được làm quen và thích nghi. Trong tam cá nguyệt thứ nhất một lượng năng lượng lớn dồn qua nhau thai khiến mẹ bầu mệt mỏi hoặc đôi lúc kiệt sức. Cùng với đó do thay đổi nội tiết tố cà cảm xúc cũng khiến mẹ mệt mỏi hơn rất nhiều. Và còn rất nhiều khó chịu mà mẹ bầu phải gặp trong cả thai kỳ cũng gây mệt mỏi.
Ốm nghén
Các dấu hiệu về nghén rất khác nhau giữa các bà bầu, với những biểu hiện chính là buồn nôn, nôn, buồn ngủ, mệt mỏi, đau đầu, táo bón, dị ứng với mùi, thay đổi khẩu vị, … Nếu ốm nghén ở mức độ vừa phải, chịu đựng được thì các bà mẹ không cần quá lo lắng, nhưng nếu ốm nghén nặng khiến bạn nôn nhiều, mất nước, suy nhược cơ thể thì cần phải đi khám ngay.
Đau lưng
Thai phụ tránh xách, nâng vật nặng và mang giày cao gót. Khi ngồi, hãy sử dụng gối tựa lưng để hỗ trợ lưng. Thỉnh thoảng, mẹ bầu nên quỳ áp hai tay và hai chân, nghiêng bên này rồi nghiêng sang bên kia có thể giúp làm giảm áp lực lên vùng lưng.
Sự thay đổi ở ngực
Thông thường khi mang thai, ngực mẹ sẽ thay đổi kích thước, lớn hơn, căng tức và đầu ngực cứng, thâm quầng, nhất là thai kì đầu thường rất nhạy cảm (chạm vào là đau), … Điều này có thể khiến mẹ bầu khó chịu 1 chút và hơi “tốn kém” vì thường xuyên phải thay đổi kích cỡ áo ngực. Tuy nhiên, nếu bất chợt mẹ thấy ngực mình không còn những hiện tượng trên nữa, thậm chí kích cỡ giảm xuống, không còn cảm giác căng tức, … thì cần lập tức đến bệnh viện kiểm tra ngay bởi rất có thể em bé đang gặp nguy hiểm, thai nhi có thể ngưng phát triển hoặc thậm chí chết lưu, …
Ợ nóng, khó tiêu
Chứng ợ nóng khi mang thai là một triệu chứng khó chịu với hơn 50% phụ nữ gặp phải, đặc biệt là trong quý thứ hai và thứ ba. Nó thường không phải là một dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng, nhưng nó có thể khá khó chịu và thậm chí gây đau đớn. Trào ngược dạ dày thực quản thường được gọi là trào ngược axit hay ợ nóng.
Khó tiêu cũng là một triệu chứng thường gặp trong thai kỳ và có thể đi kèm với ợ nóng. Nếu mẹ cảm thấy đầy bụng, chướng hơi, phình bụng, vâng, mẹ đang bị khó tiêu.
Ợ nóng là khi a xít dạ dày bị đẩy lên thực quản (ống nối miệng và dạ dày), tạo cảm giác bỏng rát sau xương ức hoặc xuất hiện ở dạ dày và có xu hướng lan lên trên. Mẹ cũng có thể cảm thấy vị chua trong miệng hoặc chất nôn đang đầy lên trong cổ họng. Ợ nóng phải được điều trị vì nếu để tiếp diễn nhiều lần, nó sẽ khiến mẹ không thể ăn vì đau đớn và nếu mẹ không ăn, bé sẽ không nhận đủ chất dinh dưỡng.
Đi tiểu nhiều hơn
Hormone hCG làm tăng lưu lượng máu đến vùng xương chậu và thận của mẹ, khiến chúng làm việc nhiều hơn. Do đó mẹ đi tiểu sẽ nhiều hơn. Mẹ bầu không nên giảm lượng nước uống mỗi ngày vì cơ thể mẹ và em bé cần được cung cấp một lượng nước ổn định trong quá trình mang thai. Thay vì đó mẹ hãy tránh những chất lợi tiểu như trà, cafein để giảm số lần đi tiểu.
Mất ngủ
Tình trạng này có thể là do lo lắng, ợ nóng và thai nhi chèn ép lên bàng quang hoặc một vùng lớn cơ thể. Uống một ly sữa nóng và tắm nước ấm có thể giúp thai phụ thư giãn.
Táo bón
Thường gặp ở nhiều phụ nữ có thai, đặc biệt là vào cuối thai kỳ. Táo bón gây nhiều phiền phức cho các chị em, nhẹ thì chán ăn, mất thăng bằng chức năng dạ dày ruột, nặng có thể dẫn tới nhiễm độc. Khắc phục bằng cách nên uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây còn nguyên vỏ, rau, các loại chất xơ càng nhiều càng tốt và cần hình thành thói quen hàng ngày đi đại tiện đúng giờ.
Chuột rút
Sự phát triển của thai nhi làm cho tử cung to dần, tạo ra áp lực lên nửa thân dưới của bạn máu kém lưu thông. Do đó, bạn dễ bị chuột rút ở chân khi xoay người lúc ngủ hoặc khi duỗi nhanh cẳng chân. Khi chân bị chuột rút, hãy duỗi thẳng cẳng chân, hướng các ngón chân về phía trước bàn chân hoặc nhẹ nhàng xoa bóp toàn bộ bàn chân. Thiếu các vi chất như vitamin D, canxi, magie, hoặc không tập thể dục thường xuyên cũng có thể gây ra chuột rút ở chân. Vì vậy, hãy chú ý ăn thực phẩm giàu canxi, tắm nắng và thường xuyên tập các bài tập thể dục dành cho thai phụ.
Tăng tiết dịch âm đạo
Do sự thay đổi estrogen, bạn có thể tiết ra khí hư, một dịch tiết âm đạo loãng giống sữa. Khi estrogen làm tăng lưu lượng máu đến vùng xương chậu, nó kích thích các màng nhày của cơ thể.
Khí hư bảo vệ các ống sinh khỏi bị nhiễm trùng bằng cách duy trì sự cân bằng lành mạnh của vi khuẩn. Do đó khi thấy có khí hư xuất hiện, điều này hoàn toàn bình thường. Mẹ bầu đừng bận tâm đến chúng và cũng không nên cố gắng thụt rửa quá mức.
Giãn tĩnh mạch
Những tĩnh mạch sưng phồng quanh bắp chân, lưng, chân hoặc đùi có thể được giảm bớt bằng cách tránh đứng lâu và tập thể dục thường xuyên.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
NGƯỜI BỊ BỆNH VIÊM GAN DO VIRUS CẦN KIÊNG NHỮNG GÌ?
VAI TRÒ CỦA DINH DƯỠNG TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA BỆNH VIÊM GAN DO VIRUS
VIÊM GAN VIRUS: NGUY CƠ TIỀM ẨN DẪN ĐẾN UNG THƯ GAN
ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN CỦA BỆNH GAN DO VIRUS – HIỂU ĐỂ PHÒNG NGỪA
TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC PHÁT HIỆN SỚM BỆNH GAN MÃN TÍNH
TIÊM VACCINE PHÒNG VIÊM GAN: LÁ CHẮN BẢO VỆ SỨC KHỎE GAN VÀ CUỘC SỐNG