LOÃNG XƯƠNG – NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, CÁCH ĐIỀU TRỊ

Loãng xương là một căn bệnh thầm lặng chỉ được phát hiện cho đến khi xương bị gãy. Nhiều người nghĩ rằng bệnh loãng xương là một phần tự nhiên và không thể tránh khỏi của tuổi già. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế hiện nay tin rằng loãng xương có thể phòng ngừa được. Phòng khám đa khoa Thuận Kiều chia sẻ những thông tin về bệnh loãng xương để mọi người phòng ngừa, nhận biết triệu chứng của bệnh để có lựa chọn điều trị kịp thời, hiệu quả.

Loãng xương là gì ?

Bệnh loãng xương, hay còn gọi là bệnh giòn xương hoặc xốp xương, là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa dần, điều này khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và dễ bị gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ. Dấu hiệu phổ biến là sụt cân và đau lưng. Loãng xương là nguyên nhân chính gây ra gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh và người già. Gãy xương do loãng xương xảy ra thường xuyên nhất ở xương hông, cột sống và cổ tay, nhưng bất cứ xương nào cũng có thể bị ảnh hưởng. Một số xương bị gãy có thể không lành lại được, đặc biệt là khi chúng xảy ra ở hông.

Nguyên nhân loãng xương

– Do lối sống sinh hoạt không hợp lý, ít vận động,… Theo các khảo sát gần đây thì độ tuổi mắc bệnh loãng xương có xu hướng ngày càng sớm hơn trước rất nhiều.

– Những người thường xuyên mang vác các vật nặng, lao động vất vả hoăc những người có chế độ dinh dưỡng thiếu canxi là những đối tượng dễ mắc bệnh loãng xương.

– Do lượng canxi cho quá trình tạo xương lúc trẻ không được bổ sung đầy đủ, dẫn đến việc khi về già, cùng với sự lão hóa, quá trình tạo xương giảm xuống và quá trình hủy xương diễn ra nhanh, mạnh khiến cho mật độ xương giảm sút, làm cho xương giòn và yếu, giảm sức chịu lực và dễ gãy hơn.

Triệu chứng loãng xương

Loãng xương thường có một số triệu chứng sau đây:

– Vùng xương chịu gánh nặng của cơ thể sẽ có cảm giác đau thường xuyên như: cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối.

– Các cơn đau thường âm ỉ, kéo dài, tăng lên khi vận động, đứng hoặc ngồi lâu, giảm khi nằm nghỉ.

– Cảm giác đau nhức các đầu xương, mỏi dọc các xương dài, thậm chí có cảm giác như bị kim chích toàn thân.

– Vận động khó khăn, khó thực hiện tư thế cúi gập, xoay hẳn người.

– Xuất hiện các cơn đau lưng cấp, giảm chiều cao, dáng đi khom và gù lưng.

– Đối với người lớn tuổi, bệnh thường đi kèm với các dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch, thoái hoá khớp, cao huyết áp,…

Cách điều trị loãng xương

– Các phương pháp điều trị không dùng thuốc: tăng cường sữa và các sản phẩm từ sữa, ăn nhiều rau xanh, đậu nành, các loại hạt, ngũ cốc.

– Tập thể dục hợp lý, hạn chế rượu bia, thuốc lá và các chất khác.

– Thuốc giảm tiêu xương thuộc nhóm Biphosphonate được cho là là nhóm thuốc hàng đầu điều trị và phòng chống loãng xương, chống gãy xương cho phụ nữ sau mãn kinh. Tuy nhiên nhóm thuốc này sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ như gây kích ứng, viêm dạ dày, khó nuốt, trào ngược dạ dày thực quản.

– Điều trị loãng xương tốt nhất là dùng thuốc kết hợp với bổ sung canxi và vitamin D hàng ngày theo khuyến cáo, phơi nắng, tập thể dục hợp lý đúng cách, kiêng rượu bia và chất kích thích.

Cách phòng ngừa bệnh loãng xương

– Thành phần ăn cần đủ đạm mà không dư thừa, hạn chế chất béo, tăng cường hoạt động thể lực hợp lý, phơi nắng đủ…

 

– Có thể dùng thuốc canxi để bổ sung nhưng do ruột non không thể hấp thu quá nhiều canxi trong một lần nên cần chia nhỏ liều để uống. Tốt nhất nên uống vào sáng hay trưa, không nên uống tối vì dễ lắng đọng canxi ở thận gây sỏi thận và uống nhiều nước.

– Ngoài ra cần ăn thêm các thực phẩm giàu vitamin D giúp cơ thể hấp thu được canxi tốt hơn và tập thể dục phù hợp để tăng tính mềm dẻo của cơ bắp, giảm nguy cơ ngã gãy xương.

Kiểm tra mật độ khoáng của xương là cách tốt nhất để biết sức khỏe của xương. Trong quá trình kiểm tra, bạn sẽ nằm trên một bảng độn và một máy quét sẽ quét qua cơ thể của bạn để đo mật độ chất khoáng trong xương. Trong hầu hết các trường hợp, chỉ một vài xương của bạn sẽ được kiểm tra – thường ở hông, cổ tay và xương sống.

Phòng khám đa khoa Thuận Kiều địa chỉ khám chữa bệnh tin cậy của nhiều người. Khoa Xương Khớp của phòng khám là một trong những khoa chuyên sâu về bệnh xương khớp và thường xuyên xây dựng, cập nhật phác đồ điều trị mới, giúp mang lại hiệu quả tối ưu trong việc khám chữa.

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

 

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ




    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline