Bệnh rối loạn đông máu nếu không điều trị có thể gây ra những ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Rối loạn đông máu rất khó để chẩn đoán được nguyên nhân gây bệnh. Chính vì vậy đòi hỏi bác sĩ phải thực hiện rất nhiều xét nghiệm đông máu cũng như theo dõi tỉ mỉ mới có thể chẩn đoán được chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó sẽ xác định được hướng điều trị phù hợp và chính xác cho từng đối tượng.
Phương pháp chẩn đoán rối loạn đông máu
Khi thăm khám cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ hỏi về triệu chứng đang gặp phải, hỏi tiền sử gia đình và tiền sử bệnh lý để có căn cứ hỗ trợ chẩn đoán. Nếu nghi ngờ người bệnh bị rối loạn đông máu thì bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm: công thức máu, D-dimer, Prothrombin một phần hoặc thời gian Thromboplastin, kiểm tra Willebrand, xét nghiệm yếu tố đông máu, xét nghiệm di truyền, …
Một số chẩn đoán hình ảnh cũng có thể được chỉ định kèm theo nhằm xác định vị trí của huyết khối như: siêu âm, chụp CT- Scanner, … Việc chẩn đoán nguyên nhân rối loạn đông máu tương đối khó khăn nên có thể người bệnh sẽ được bác sĩ yêu cầu thực hiện nhiều xét nghiệm và theo dõi tỉ mỉ.
Phương pháp điều trị bệnh rối loạn đông máu
Phương pháp điều trị tốt nhất sẽ phụ thuộc vào loại rối loạn đông máu, mức độ nghiêm trọng và tình trạng sức khỏe tổng quát của người bệnh. Điều trị thường nhằm kiểm soát triệu chứng và giảm nguy cơ biến chứng. Bác sĩ có thể đề xuất một hoặc nhiều loại thuốc, bao gồm:
Thuốc chống tiêu sợi huyết: Dùng để điều trị chảy máu sau khi sinh hoặc sau các phẫu thuật.
Thuốc tránh thai: Dùng để giảm chảy máu kinh nguyệt.
Desmopressin: Một loại thuốc được sử dụng để cải thiện khả năng đông máu.
Thuốc ức chế miễn dịch: Sử dụng trong một số trường hợp rối loạn đông máu có liên quan đến miễn dịch.
Bổ sung vitamin K.
Thuốc làm loãng máu.
Thuốc ức chế thrombin hoặc thuốc làm tiêu cục máu đông.
Liệu pháp thay thế yếu tố đông máu: Phương pháp này liên quan đến việc thay thế các yếu tố đông máu bị thiếu bằng cách sử dụng máu từ những người hiến máu hoặc thay thế từ các thí nghiệm.
Sử dụng ống thông để phá vỡ cục máu đông.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
NGƯỜI BỊ BỆNH VIÊM GAN DO VIRUS CẦN KIÊNG NHỮNG GÌ?
VAI TRÒ CỦA DINH DƯỠNG TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA BỆNH VIÊM GAN DO VIRUS
VIÊM GAN VIRUS: NGUY CƠ TIỀM ẨN DẪN ĐẾN UNG THƯ GAN
ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN CỦA BỆNH GAN DO VIRUS – HIỂU ĐỂ PHÒNG NGỪA
TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC PHÁT HIỆN SỚM BỆNH GAN MÃN TÍNH
TIÊM VACCINE PHÒNG VIÊM GAN: LÁ CHẮN BẢO VỆ SỨC KHỎE GAN VÀ CUỘC SỐNG