Xuất huyết dạ dày cần được chẩn đoán một cách chính xác trước khi điều trị bệnh. Đặc biệt bác sĩ cần xác định rõ nguyên nhân gây chảy máu, vùng chảy máu cũng như mức độ tổn thương hiện tại để dự phòng các phương án hợp lý nhất.
Phương pháp chẩn đoán tình trạng xuất huyết
– Khám lâm sàng: Bác sĩ tiến hành thăm hỏi tình trạng bệnh, khai thác tiền sử bệnh lý của bản thân người bệnh và gia đình. Đồng thời thực hiện dự đoán các khả năng của xuất huyết dạ dày thông qua các biểu hiện lâm sàng của bệnh.
– Nội soi dạ dày: Nội soi là phương pháp không thể thiếu trong tiến trình kiểm tra xuất huyết dạ dày. Thông qua nội soi, bác sĩ sẽ xác định được vị trí xuất huyết và tiến hành xử lý ngay. Tuy nhiên nội soi không phát hiện được những điểm xuất huyết ẩn.
– Chụp X – quang: Đây là phương pháp chụp X – quang sử dụng chất cản quang để phát hiện rõ hệ thống tiêu hóa. Phương pháp này hiện nay ít được chỉ định trong chẩn đoán xuất huyết dạ dày nhưng nó vẫn đem lại hiệu quả về chẩn đoán.
– Xét nghiệm máu: Việc xét nghiệm máu nhằm xét nghiệm công thức máu, từ đó hỗ trợ tìm hiểu nguyên nhân gây xuất huyết có phải do tính chất máu hay không.
Phương pháp điều trị xuất huyết dạ dày
– Điều trị xuất huyết dạ dày nhẹ:
Đối với một số trường hợp nhẹ, xuất huyết dạ dày có thể tự ngừng mà không cần đến các can thiệp điều trị y tế. Khi được thăm khám tại các cơ sở y tế, các bác sĩ sẽ tiến hành theo dõi từ 24 – 48 tiếng, nội soi dạ dày – thực quản thường được chỉ định tùy theo tình trạng diễn biến của bệnh nhân và đánh giá của bác sĩ.
Khi tình trạng xuất huyết giảm, bệnh nhân sẽ được xuất viện và dùng thuốc theo đơn của bác sĩ
– Điều trị xuất huyết dạ dày nặng:
Trong trường hợp người bệnh bị xuất huyết dạ dày nặng, bác sĩ sẽ tiến hành cầm máu ngay lập tức thông qua nội soi dạ dày để tránh tình trạng mất máu quá nhiều.
Người bệnh phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều dùng thuốc và thực hiện theo đúng phác đồ điều trị. Trong quá trình điều trị, người bệnh nên kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để bệnh nhanh chóng thuyên giảm.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
KHI NÀO NÊN ĐI KHÁM ĐỂ PHÁT HIỆN SỚM SUY BUỒNG TRỨNG?
NGUYÊN NHÂN GÂY SUY BUỒNG TRỨNG SỚM: DI TRUYỀN, TỰ MIỄN HAY DO LỐI SỐNG?
SUY BUỒNG TRỨNG SỚM LÀ GÌ? DẤU HIỆU NÀO DỄ BỊ BỎ QUA?
SUY BUỒNG TRỨNG SỚM: ÁM ẢNH CỦA PHỤ NỮ
PHỤ NỮ MẮC HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG MANG THAI CẦN LƯU Ý GÌ ĐỂ PHÒNG NGỪA BIẾN CHỨNG THAI KỲ?
ĐỘ TUỔI NÀO NÊN BẮT ĐẦU TẦM SOÁT NỘI TIẾT ĐỂ PHÁT HIỆN HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG (PCOS)?