Xuất huyết dạ dày có thể xuất hiện do những tổn thương, viêm loét niêm mạc dạ dày hoặc là biến chứng của một số bệnh về máu, gan mật hoặc tác dụng phụ của thuốc. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, có thể gây ra các biến chứng và vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Dưới đây là một số biến chứng đáng lưu ý của xuất huyết dạ dày:
Choáng mất máu
Nôn ra máu lượng lớn có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu cấp tính, làm giảm tưới máu và vận chuyển oxy đến mô và các cơ quan quan trọng, gây mất tri giác, suy hô hấp, tăng nhịp tim, tụt huyết áp, và có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị cấp cứu kịp thời.
Thiếu máu
Trường hợp người bệnh bị xuất huyết lượng lớn hoặc xuất huyết lượng ít nhưng kéo dài có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu. Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, xanh xao, da niêm nhạt, thường cảm giác mệt mỏi, khó thở khi sinh hoạt, vận động ở mức bình thường.
Nhồi máu cơ tim cấp
Do tình trạng thiếu máu cấp tính, giảm tưới máu cho mô cơ tim, gây nhồi máu cơ tim cấp, người bệnh bị suy hô hấp, đau ngực, tụt huyết áp và có thể tử vong.
Viêm phổi
Nếu chất nôn xâm nhập sâu vào phế quản, phế nang của phổi có thể dẫn đến viêm phổi trầm trọng, khó điều trị.
Khó thở
Do máu, dịch tiêu hóa và thức ăn có thể sặc vào đường thở khi người bệnh nôn ra máu. Điều này dẫn đến co thắt, phù nề khí quản khiến bệnh nhân khó thở, suy hô hấp.
Tóm lại, xuất huyết dạ dày là một tình trạng nghiêm trọng cần được chẩn đoán xác định và điều trị càng sớm càng tốt để tránh mất máu quá nhiều. Trong trường hợp được xử lý kịp thời, bệnh có thể được kiểm soát nhanh chóng và không để lại di chứng gì. Tuy nhiên bệnh lâu ngày hoàn toàn có thể dẫn đến tình huống mất máu gây sốc và tử vong.
Mọi người không nên chủ quan khi phát hiện mình bị chảy máu ở dạ dày. Tốt nhất, các bạn nên đến khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa Nội tiêu hóa. Tại đây, các bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân gây nên bệnh và có hướng xử trí kịp thời.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
KHI NÀO NÊN ĐI KHÁM ĐỂ PHÁT HIỆN SỚM SUY BUỒNG TRỨNG?
NGUYÊN NHÂN GÂY SUY BUỒNG TRỨNG SỚM: DI TRUYỀN, TỰ MIỄN HAY DO LỐI SỐNG?
SUY BUỒNG TRỨNG SỚM LÀ GÌ? DẤU HIỆU NÀO DỄ BỊ BỎ QUA?
SUY BUỒNG TRỨNG SỚM: ÁM ẢNH CỦA PHỤ NỮ
PHỤ NỮ MẮC HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG MANG THAI CẦN LƯU Ý GÌ ĐỂ PHÒNG NGỪA BIẾN CHỨNG THAI KỲ?
ĐỘ TUỔI NÀO NÊN BẮT ĐẦU TẦM SOÁT NỘI TIẾT ĐỂ PHÁT HIỆN HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG (PCOS)?