Biến chứng thai kỳ là điều không ai mong muốn nó xảy đến, nó sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt cho cả mẹ và bé. Vì thế mẹ cần trang bị sẵn cho mình những điều cần biết khi mang thai để đề phòng và biết cách xử lý trong tình huống này. Trong số đó, các biến chứng nguy hiểm có thể kể đến như:
Thiếu máu
Có thể gặp trong suốt thai kì do thiếu huyết sắc tố. Tình trạng tích nước ở bà bầu có thể làm máu bị pha loãng khiến cho tỉ lệ huyết sắc tố trong máu bị giảm. Do huyết sắc tố giữ vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy đến thai nhi các bà bầu nên làm xét nghiệm máu định kì để kiểm tra nồng độ huyết sắc tố. Có nhiều cách xử trí từ đơn giản nhất là bổ sung sắt trong thức ăn hoặc trực tiếp bằng cách uống viên sắt cho đến phức tạp hơn là truyền máu.
Tiểu đường thai kỳ
Đây là hiện tượng đang có chiều hướng gia tăng ở thai phụ trong những năm gần đây, thường xảy ra vào tuần 24 – 28 của thai kỳ, được xác định thông qua xét nghiệm đường huyết. Phụ nữ mang thai bị tiểu đường có thể phải đối mặt với các nguy cơ: sảy thai, thai nhi dị tật, tiền sản giật, … Mẹ bầu cần kiểm soát tốt đường huyết của mình bằng các xây dựng chế độ ăn và luyện tập hợp lý.
Tiền sản giật
Tiền sản giật là một rối loạn phức tạp ảnh hưởng đến 3-8% phụ nữ mang thai. Thông thường tình trạng này xuất hiện ở những bà bầu đã qua tuần thứ 20 của thai kỳ. Khi đó, những chẩn đoán được thực hiện thường có đủ hai điều kiện đồng thời như: có một áp suất máu cao và các xét nghiệm cho thấy sự hiện diện của protein trong nước tiểu.
Hầu hết phụ nữ mang bầu có thể có nguy cơ bị một dạng nhẹ của tiền sản giật vào gần ngày sinh nở của mình. Và tiền sản giật có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan và gây ra vấn đề nghiêm trọng đủ để gây nguy hiểm cho cuộc sống của cả 2 mẹ con bạn. Nếu là những trường hợp cần chữa trị, các bác sĩ sẽ quyết định cho bạn sinh sớm.
Thiểu ối
Nước ối có tác dụng bảo vệ và hỗ trợ thai nhi phát triển. Khi có quá ít nước ối thì sẽ gọi là thiểu ối. Theo thống kê tại Mỹ, có khoảng 8% thai phụ bị vấn đề này ở giai đoạn cuối thai kỳ.
Nếu điều này xảy ra, bạn sẽ được theo dõi đặc biệt để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Nếu gần đến ngày sinh, bác sĩ sẽ gây chuyển dạ hoặc chỉ định mổ để cứu bé.
Nhau thai bám thấp
Tình trạng này xảy ra với khoảng 5% thai phụ, nó là hiện tượng bánh nhau không bám vùng đáy tử cung mà lại nằm sát lỗ trong của cổ tử cung. Chính vì thế, khi có các cơn co trong lúc chuyển dạ, bánh nhau sẽ không giãn đồng bộ với phần cơ gần cổ tử cung. Hệ lụy của nó là bánh nhau bị bóc tách ra khỏi niêm mạc tử cung sinh ra chảy máu hoặc mất máu nghiêm trọng khiến thai phụ bị choáng, trụy mạch, thậm chí có thể tử vong nếu không được xử lý kịp thời; thai nhi bị sinh non, ngôi thai bất thường. Mẹ bầu nên chú ý khám thai định kỳ để phát hiện vị trí bám của nhau thai, có biện pháp kiêng cữ phù hợp.
Sảy thai
Các bà bầu có thể bị sảy thai trong 20 tuần trở về trước. Thật không may, có đến 15- 20% những phụ nữ mang bầu bị sảy thai và hơn 80% các trường hợp sảy thai này đều xảy ra trong vòng 12 tuần đầu tiên của thai kỳ.
Từ thực tế trên cho thấy hầu hết sự sảy thai thường xảy ra trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Đây được coi là hậu quả trực tiếp của những bất thường nhiễm sắc thể trong trứng đã thụ tinh, chúng ngăn ngừa các phôi thai phát triển. Triệu chứng đầu tiên của sự sảy thai là dịch âm đạo tiết lẫn máu. Vì vậy nếu bạn thấy bất kỳ sự rò rỉ khác thường nào ở âm đạo khi mang thai thì phải thăm khám bác sĩ trong thời gian ngắn nhất.
Chuyển dạ và sinh non
Khoảng 10% – 12% trẻ bị sinh non. Sinh non có thể gây ra các vấn đề sức khỏe, thậm chí là đe dọa cả sự sống của trẻ nếu bé chào đời quá sớm so với dự kiến.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN LOÃNG XƯƠNG
TẠI SAO LẠI CẦN ĐO MẬT ĐỘ XƯƠNG ĐỊNH KỲ?
TÁC ĐỘNG CỦA LOÃNG XƯƠNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
LÀM SAO ĐỂ NHẬN BIẾT LOÃNG XƯƠNG KHI BỆNH CHƯA CÓ BIỂU HIỆN RÕ RỆT?
NHỮNG TRIỆU CHỨNG PHỔ BIẾN CỦA LOÃNG XƯƠNG
BỆNH LOÃNG XƯƠNG LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH CỦA LOÃNG XƯƠNG