Ngưng thở khi ngủ là hội chứng rất nguy hiểm, nếu không phát hiện và có biện pháp điều trị lâu dần sẽ có thể dẫn đến nguy cơ tử vong. Cùng Phòng khám đa khoa Thuận Kiều tìm hiểu những vấn đề xoay quanh hội chứng ngưng thở khi ngủ để trang bị những kiến thức cần có, từ đó bảo vệ tốt cho sức khoẻ của bản thân và người nhà nhé!
Ngưng thở khi ngủ là gì ?
Hội chứng ngưng thở khi ngủ là một rối loạn đặc trưng bởi sự ngưng thở từng lúc khi ngủ trong thời gian từ 10 giây trở lên, dẫn đến giảm nồng độ oxy trong máu, sau đó động tác hô hấp hoạt động trở lại thường phối hợp với sự thức dậy ngắn.
Nguyên nhân dẫn đến hội chứng ngưng thở khi ngủ
– Nguyên nhân của hội chứng ngưng thở khi ngủ gặp phải ở những người có bất thường giải phẫu vùng hàm mặt, tai mũi họng (cằm lẹm, lưỡi gà to).
– Những người bệnh lý amydan quá phát.
– Người béo phì.
– Tắc nghẽn mũi do vách ngăn lệch, dị ứng hoặc các vấn đề về xoang.
– Người lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia, café, thuốc lá và sử dụng các thuốc an thần, corticoid.
Dấu hiệu nhận biết hội chứng ngưng thở khi ngủ
– Khó đi vào giấc ngủ
– Ngáy to khi ngủ.
– Ngưng thở từng đợt: Bạn hoặc người ngủ bên cạnh có thể nhận thấy bạn ngừng thở trong một hoặc hai giây. Điều này có thể xảy ra nhiều lần trong đêm khi bạn đang ngủ
– Thức giấc nhiều lần trong đêm.
– Cảm giác mệt mỏi vào buổi sáng và kém tập trung.
– Đau đầu buổi sáng: ngưng thở khi ngủ là trạng thái thiếu oxy vào ban đêm, dẫn đến triệu chứng nhức đầu vào buổi sáng
Điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ
*Điều trị ngưng thở tại nhà:
Có thể điều trị các trường hợp ngưng thở khi ngủ nhẹ bằng cách thay đổi hành vi của mình, ví dụ:
– Giảm cân
– Không uống rượu bia và thuốc ngủ.
– Thay đổi tư thế ngủ để cải thiện nhịp thở.
– Không hút thuốc lá.
*Can thiệp phẫu thuật:
– Phẫu thuật cổ họng
+ Phẫu thuật đôi khi có thể là một cách hiệu quả điều trị ngưng thở khi ngủ – đặc biệt là nếu ngưng thở của bạn gây ra do cấu trúc của đường hô hấp của bạn.
+ Có một số thủ tục phẫu thuật có thể mở đường thở của bạn như loại bỏ các mô ở mặt sau của cổ họng với laser hoặc với tần số vô tuyến năng lượng, phẫu thuật cắt bỏ amidan mở rộng hoăc vòm họng.
+ Phẫu thuật mũi
- Phẫu thuật mũi cắt bỏ khối u hoặc lệch vách ngăn mũi.
- Loại bỏ mô bị nhiễm trùng trong xoang.
- Mở rộng hoặc loại bỏ mô ở khu vực xoang trên.
Khi bạn có triệu chứng trên, người thân chứng kiến ngưng thở khi ngủ, tiểu đêm nhiều lần, buồn ngủ quá mức về ban ngày, kém tập trung trong công việc… hãy đến khám ngay tại Phòng khám đa khoa Thuận Kiều để được các bác sĩ chuyên khoa về Tai mũi họng, Hô hấp để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
PHÂN BIỆT HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG VỚI RỐI LOẠN NỘI TIẾT THÔNG THƯỜNG
HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG (PCOS) ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠ THỂ BẠN NHƯ THẾ NÀO?
TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP CỦA HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG (PCOS)
HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG (PCOS): NGUYÊN NHÂN HÀNG ĐẦU GÂY VÔ SINH
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG GIÚP CÂN BẰNG NỘI TIẾT TỐ NỮ TỰ NHIÊN
RỐI LOẠN NỘI TIẾT GÂY TĂNG CÂN: GIẢM MÃI KHÔNG XUỐNG, VÌ SAO?