Parkinson nằm trong nhóm bệnh về rối loạn vận động do sự thoái hóa hoặc tổn thương của hệ thần kinh trung ương. Các rối loạn này khiến người bệnh giảm khả năng giữ thăng bằng, cử động và kiểm soát cơ. Theo nghiên cứu và khảo sát, Parkinson là hiện tượng hiếm gặp ở người trẻ tuy nhiên có thể xuất hiện sớm trước khi được chẩn đoán thậm chí từ 10-20 năm. Nếu bệnh khởi phát ở những người dưới 40 tuổi thì được gọi là bệnh Parkinson ở người trẻ.
Dấu hiệu bệnh Parkinson ở người trẻ
Các dấu hiệu thường gặp ở người bệnh là run, đơ cứng cơ, cử động chậm, rối loạn dáng đi. Khởi đầu là run ở một tay hoặc chân hoặc chỉ một bên của cơ thể. Run nhiều khi người bệnh nghỉ ngơi ở trạng thái thức và giảm khi vận động hoặc khi ngủ.
Một trong những triệu chứng sớm thường gặp nhất là cánh tay giảm đong đưa một bên khi đi do cơ bị đơ cứng. Đơ cứng cơ có thể ảnh hưởng các cơ mặt, chân, cổ hoặc những nơi khác của cơ thể.
Bệnh nhân sẽ cử động chậm khi cố gắng cử động từ một tư thế nghỉ. Ví dụ như khó ra khỏi giường, đang ngồi khó đứng lên. Cử động chậm ở mặt, họng làm cho bệnh nhân khó nói, khó nuốt. Người mắc bệnh Parkinson hay đi bước ngắn và lê chân với hai chân sát vào nhau, hông gập nhẹ và xoay người khó khăn.
Ngoài ra bệnh còn có một số triệu chứng như mất cảm giác mùi, rối loạn tiêu hóa, tiểu không kiểm soát và khó tiểu, tụt huyết áp tư thế, chảy dãi, mất ngủ, lo âu, trầm cảm.
Ảnh hưởng của bệnh Parkinson đối với người trẻ
Những người trẻ đang ở độ tuổi quan trọng để phát triển sự nghiệp, xây dựng cuộc sống. Sự suy giảm khả năng vận động trong giai đoạn này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, khả năng lao động, … Từ đó, gây ra các vấn đề về tâm lý, stress, căng thẳng, … làm suy giảm chất lượng cuộc sống ở người bệnh trẻ tuổi. Tuy nhiên, nếu bệnh được điều trị sớm có thể giúp cải thiện các triệu chứng, ngăn ngừa bệnh tiến triển. Vì vậy, người bệnh không cần quá lo lắng, điều quan trọng nhất là thăm khám và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.
Bệnh càng được phát hiện và điều trị sớm thì khả năng kiểm soát và hạn chế những ảnh hưởng của bệnh càng cao.
Sức khỏe tổng thể được tăng cường cũng rất quan trọng đối với việc kiểm soát Parkinson ở người trẻ. Người bệnh nên ăn nhiều trái cây tươi, rau quả, ngũ cốc để bổ sung chất xơ, ngăn ngừa táo bón. Ngoài ra nên uống đủ nước, từ 2 đến 3 lít mỗi ngày để cơ thể luôn được thanh lọc.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CHÍNH DẪN ĐẾN UNG THƯ PHỔI
NHẬN BIẾT DẤU HIỆU UNG THƯ PHỔI GIÚP PHÁT HIỆN BỆNH TỪ SỚM
VIÊM PHỔI VÀ VIÊM PHẾ QUẢN KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?
TẦM SOÁT PHỔI ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?
LỢI ÍCH CỦA VIỆC TẦM SOÁT PHỔI ĐỊNH KỲ
CÁC BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN PHỔI