CÁC BỆNH LÝ TÚI MẬT PHỔ BIẾN

Túi mật là một cơ quan hình quả lê dài khoảng từ 6 – 8cm được tìm thấy bên dưới gan ở vùng trên bên phải của bụng. Chức năng của túi mật là dự trữ mật – một hợp chất do gan sản xuất để tiêu hóa chất béo, giúp cơ thể hấp thụ các vitamin và chất dinh dưỡng hòa tan trong chất béo. Các bệnh lý túi mật phổ biến thường gặp, cùng theo dõi nhé!

Viêm túi mật

Viêm túi mật được gọi là cholecystitis, có thể xảy ra cấp tính (ngắn hạn) hoặc mãn tính (dài hạn). Tình trạng viêm mãn tính là hậu quả của các đợt xuất hiện viêm cấp tính kéo dài. Đợt viêm cuối cùng có thể làm tổn thương cơ quan này, làm mất khả năng hoạt động chính xác.

Sỏi mật

Sỏi mật chính là các cặn cứng nhỏ trong túi mật. Nó là kết quả của sự tích tụ và phát triển trong nhiều năm liền mà không được phát hiện. Hầu hết bệnh nhân sỏi mật chỉ phát hiện ra bệnh khi bị đau, nhiễm trùng hoặc viêm.

Kích thước sỏi mật thường chỉ vào khoảng vài mm nhưng nếu không được xử lý ngay chúng có thể phát triển đến vài cm; có thể là 1 viên nhưng cũng có thể tồn tại nhiều viên. Kích thước sỏi mật đạt đến độ nhất định sẽ chặn các kênh dẫn ra khỏi túi chứa.

Sỏi ống mật chủ

Sỏi mật có thể xảy ra trong ống mật chủ, ống dẫn mật từ túi mật đến ruột non. Mỗi khi túi mật co bóp, dịch mật sẽ được đẩy ra khỏi túi mật, đi qua các ống nhỏ vào ống mật chủ. Tại đây, dịch mật sẽ được tiếp tục đẩy vào ruột non khi cơ thể cần tiêu hóa chất béo.

Trong đa số trường hợp, sỏi ống mật chủ là sỏi mật hình thành trong túi mật và vì một lý do nào đó lọt vào ống mật. Loại sỏi này còn được gọi là sỏi ống mật chủ thứ phát. Sỏi ống mật chủ nguyên phát là loại hình thành ngay trong ống mật chủ, có nguy cơ gây nhiễm khuẩn cao hơn.

Áp xe túi mật

Tình trạng này là kết quả của viêm túi mật kéo dài mà không được điều trị hay điều trị không hiệu quả, hay còn được gọi là empyema. Mủ trong cơ quan này là sự kết hợp của các tế bào bạch cầu, vi khuẩn và mô chết. Sự phát triển của mủ, còn được gọi là áp xe có thể gây ra cơn đau bụng dữ dội. Nếu áp xe túi mật không được chẩn đoán và điều trị, có thể trở nên nguy hiểm đến tính mạng khi nhiễm trùng lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

Polyp túi mật

Polyp là kết quả của sự tăng trưởng mô bất thường. Nó có thể lành tính hoặc không gây ung thư nên đa phần polyp túi mật nhỏ ít gây rủi ro tiềm ẩn và không cần loại bỏ. Một số polyp lớn có thể cần phẫu thuật cắt bỏ trước khi chúng gây ra các vấn đề khác hoặc phát triển thành ung thư.

Ung thư túi mật

Ung thư túi mật khó chẩn đoán vì bệnh thường không có dấu hiệu hay triệu chứng cảnh báo trước. Trên thực tế, ung thư túi mật chỉ được phát hiện tình cờ khi cắt túi mật do các nguyên nhân khác nhau như sỏi mật. Nếu có triệu chứng tại thời điểm được chẩn đoán tức là ung thư túi mật đã ở giai đoạn nặng. Lúc này người bệnh có thể sẽ gặp các triệu chứng như: Đau bụng đặc biệt ở phần trên bên phải của bụng, đầy hơi, ngứa ngáy, sốt, chán ăn, buồn nôn, vàng da và lòng trắng của mắt.

 

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ



    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline