Đau tai là bệnh phổ biến ở nhiều người. Cơn đau bắt đầu bên trong tai được gọi là đau tai nguyên phát, nếu ở bên ngoài tai là đau tai thứ phát. Đau tai có thể phát sinh dần dần hoặc đột ngột; âm ỉ, rõ rệt hoặc nóng rát, tạm thời hoặc liên tục ở một bên hoặc cả hai tai. Vậy đau tai do những nguyên nhân nào? Cùng Phòng khám đa khoa Thuận Kiều tìm hiểu nhé!
Có dị vật trong tai
Thường xảy ra với trẻ em. Khi có vật lạ mắc ở trong tai, thì triệu chứng đau tai có thể sẽ xuất hiện. Nếu vật lạ bị đẩy vào quá sâu trong tai, thì có thể sẽ dẫn đến rách màng nhĩ.
Do thủng màng nhĩ
Khi màng nhĩ có thể bị rách do chấn thương, thay đổi áp suất trong không khí hoặc nước, nhiễm trùng tai ngoài và tai trong… sẽ gây đau tai. Khi đó người bệnh có những cơn đau tai dữ dội, xuất hiện cùng hiện tượng chảy máu tai thì nên đi
gặp bác sĩ ngay lập tức, … vì rất có thế là biểu hiện của thủng màng nhĩ.
Do ráy tai tích tụ quá mức
Đây được xem là một nguyên nhân phổ biến gây đau tai, đặc biệt là ở trẻ em do trẻ chưa ý thức được việc vệ sinh tai cũng như sai lầm của các bậc cha mẹ khi sử dụng tăm bông vệ sinh tai cho trẻ.
Tình trạng ráy tai tích tụ quá mức tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm, từ đó khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhức tai.
Do thay đổi áp suất không khí đột ngột
Việc thay đổi áp suất không khí một cách đột ngột như lên máy bay hoặc đi thang máy khiến cho người bệnh có thể cảm thấy đau tai hay thậm chí là nghe kém.
Tình trạng đau tai do nguyên nhân này thường chỉ mang tính chất tạm thời và sẽ nhanh chóng bình phục, hiếm khi nào để lại di chứng nặng nề
Nhiễm trùng tai
Trẻ nhỏ có nhiều khả năng bị nhiễm trùng tai giữa hơn người lớn, một phần là do ống eustachian nhỏ hơn và thẳng hơn, khiến chất lỏng khó ra ngoài hơn. Hệ thống miễn dịch của trẻ em vẫn đang phát triển, khiến lứa tuổi này dễ nhiễm trùng hơn. Người thường xuyên bơi lội cũng có khả năng bị viêm tai ngoài (nhiễm trùng tai ngoài và ống tai) dẫn đến các cơn đau tai hơn. Do nước mắc kẹt trong ống tai ngoài sau khi bơi, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn gây nhiễm trùng.
Do các bệnh lý gây đau tai
Đau tai còn có thể bắt nguồn từ những bệnh lý, vấn đề sức khỏe. Cụ thể như: Viêm họng; Viêm xoang; Rối loạn thái dương hàm; Viêm khớp gây ảnh hưởng đến xương hàm; Các bệnh lý răng miệng; Đau dây thần kinh số 3, …
Khi bị đau tai, bạn nên đến khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời, từ đó tránh được các biến chứng nguy hiểm.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG TRONG PHÒNG NGỪA SUY GIÃN TĨNH MẠCH
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA SUY GIÃN TĨNH MẠCH
ĐIỀU TRỊ SUY GIÃN TĨNH MẠCH NHƯ THẾ NÀO?
LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÂN BIỆT SUY GIÃN TĨNH MẠCH VỚI CÁC BỆNH LÝ KHÁC?
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN SUY GIÃN TĨNH MẠCH
SUY GIÃN TĨNH MẠCH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?