Theo khuyến cáo của các bác sĩ, tất cả những chị em trong độ tuổi sinh sản đều nên đi khám phụ khoa định kỳ khoảng 6 tháng/ lần. Đặc biệt là những chị đang chuẩn bị kết hôn hoặc sinh em bé. Vậy khám phụ khoa tổng quát là khám những gì?
Khám phụ khoa tổng quát:
Khám phụ khoa tổng quát giúp chị em sớm phát hiện các bệnh lý phụ khoa, có thêm kiến thức về sức khỏe sinh sản, từ đó tầm soát những bệnh lý có khả năng ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản.
Khám phụ khoa tổng quát là khám tất cả những bất thường tại cơ quan sinh dục và sinh sản của chị em. Khám phụ khoa tổng quát sẽ bao gồm: khám ở âm đạo, tầng sinh môn, cổ tử cung, tử cung, buồng trứng, …
Khám phụ khoa tổng quát bao gồm:
Khám bộ phận sinh dục bên ngoài:
Bác sĩ sử dụng tay và mắt để quan sát các bộ phận như môi lớn, môi bé, tầng sinh môn và vùng mu. Bước này giúp phát hiện những dấu hiệu bất thường ngoại vi và xác định có cần thêm các xét nghiệm bổ sung hay không.
Bác sĩ thăm khám âm đạo:
Bác sĩ thăm khám âm đạo bằng cách đưa mỏ vịt vào trong âm đạo (chỉ áp dụng với phụ nữ đã có quan hệ tình dục) để quan sát thành âm đạo và cổ tử cung nhằm tìm ra các bất thường. Trong bước này, bác sĩ có thể dùng dụng cụ hỗ trợ để lấy mẫu dịch âm đạo hoặc tế bào nếu nghi ngờ bệnh phụ khoa.
Khám cổ tử cung và tử cung:
Sử dụng một dụng cụ được gọi là mỏ vịt, bác sĩ thực hiện khám cổ tử cung và tử cung. Dụng cụ này được bôi trơn và đặt vào âm đạo, sau đó mở ra từ từ để bác sĩ có thể quan sát rõ hơn tình trạng của cơ quan sinh dục nội tại. Đây là bước quan trọng để phát hiện các vấn đề như u nang buồng trứng, u xơ tử cung, hoặc các biểu hiện của viêm nhiễm.
Khám trực tràng tùy từng trường hợp:
Để kiểm tra các khối u (nếu có) và kiểm tra hoạt động của các cơ giữa âm đạo và hậu môn.
Tiến hành xét nghiệm:
Chỉ định những xét nghiệm phù hợp với tình trạng của từng bệnh nhân. Các siêu âm, xét nghiệm có thể được thực hiện gồm:
– Siêu âm ngả âm đạo: được thực hiện để xem xét phần sâu bên trong của cơ quan này mà khi thăm khám bằng mắt thường, không thể quan sát hết được. Việc siêu âm ngả âm đạo có thể mang tới hình ảnh của tử cung, buồng trứng và phát hiện bất thường nếu có.
– Siêu âm tuyến vú: nhằm mục đích phát hiện u hạch hoặc dấu hiệu của ung thư vú.
– Xét nghiệm PAP: Phát hiện các tế bào bất thường, đặc biệt là trong trường hợp nghi ngờ về ung thư cổ tử cung.
– Xét nghiệm HPV: Tìm kiếm dấu hiệu của virus HPV, một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư cổ tử cung. Thông qua việc lấy mẫu tế bào từ tử cung, bác sĩ có thể đánh giá nguy cơ nhiễm HPV.
– Xét nghiệm nội tiết tố: được thực hiện trong các trường hợp rối loạn kinh nguyệt.
Bên cạnh đó, tùy từng trường hợp chị em còn có thể được thực hiện một số xét nghiệm liên quan như: máu, nước tiểu để việc xem xét được toàn diện hơn.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN SUY GIÃN TĨNH MẠCH
SUY GIÃN TĨNH MẠCH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
CÁC GIAI ĐOẠN SUY GIÃN TĨNH MẠCH
BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH: NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG
DI CĂN GAN DO UNG THƯ PHỔI: ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN CHỨC NĂNG GAN
DẤU HIỆU TOÀN THÂN KHI UNG THƯ PHỔI ĐÃ LAN RỘNG