Viêm giác mạc do Herpes là một bệnh nhiễm virus ở mắt. Việc phòng ngừa bệnh lý này là rất cần thiết, vì một khi mắc bệnh này không được điều trị kịp thời thì có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến mắt.
Một số cách phòng ngừa bệnh viêm giác mạc do virus Herpes mọi người cần nắm
– Không tiếp xúc trực tiếp vùng da đang tổn thương của mình vào người khác như: hôn, sờ, chạm, quan hệ tình dục, …
– Không dùng chung đồ dùng cá nhân như: bàn chải đánh răng, khăn tắm, khăn lau mặt, ly uống nước, son môi, phấn trang điểm, …
– Không sờ lên mắt, không dùng nước miếng để làm ướt kính sát tròng.
– Cẩn thận khi trang điểm và tẩy trang. Không nên cố gắng dùng cream hay phấn trang điểm để che đi những mụn rộp hay vết lở vì sẽ dễ bị bội nhiễm vi khuẩn.
– Nên thoa kem chống nắng lên môi, mặt trước khi phơi nhiễm kéo dài dưới ánh nắng mặt trời cả mùa đông và mùa hè để giúp ngăn chặn vết loét lạnh.
– Tránh hoặc ngăn chặn các điều kiện gây nên căng thẳng của cơ thể như: bị cảm lạnh, cúm, không ngủ đủ giấc.
– Vết lở sẽ không còn gây lây nhiễm khi đã lành hoàn toàn và vùng da bị ảnh hưởng đã trở về bình thường.
– Cẩn thận khi chạm vào các bộ phận khác của cơ thể tránh lây nhiễm.
– Đôi mắt và vùng sinh dục có thể đặc biệt dễ bị lây lan của virus.
– Không đi học, không đi làm khi đang bị viêm kết mạc.
Lưu ý
– Khi đã bị nhiễm herpes: phải nâng cao thể trạng bằng việc tập luyện có chế độ làm việc, sinh hoạt lành mạnh để tránh Herpes tái phát.
– Viêm giác mạc do Herpes có thể để lại những biến chứng nặng như loét, tê bề mặt giác mạc, thậm chí là thủng giác mạc. Do đó, khi thấy những dấu hiệu bất thường, đặc biệt đối với những người đã từng nhiễm Herpes thì cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
ĐIỀU TRỊ BỆNH GAN DO VIRUS: NHỮNG PHƯƠNG PHÁP HIỆU QUẢ HIỆN NAY
CHẨN ĐOÁN BỆNH GAN DO VIRUS: LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT HIỆN SỚM?
BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH GAN DO VIRUS – NHỮNG NGUY CƠ KHÔNG THỂ XEM THƯỜNG
BỆNH GAN DO VIRUS – NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG CẦN LƯU Ý
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA BỆNH SỞI VÀ DỊ ỨNG
LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÂN BIỆT BỆNH SỞI VÀ SỐT PHÁT BAN DO VIRUS?