Polyp túi mật là một mô nhỏ phát triển bất thường, nhô ra khỏi lớp niêm mạc bên trong túi mật. Một số polyp hình thành do sự lắng đọng cholesterol trong thành túi mật hoặc do tình trạng viêm. Một số khác có thể là khối u lành tính hoặc ác tính. Vậy khi nào cần phẫu thuật polyp túi mật?
Khi nào cần phẫu thuật polyp túi mật?
Có nên phẫu thuật cắt polyp hay không phụ thuộc vào kích thước polyp, với những polyp kích thước lớn hơn 10mm, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ túi mật để ngăn ngừa nguy cơ ung thư. Ngoài ra, nếu nghi ngờ polyp chuyển biến thành ung thư trong thời gian theo dõi cũng sẽ được chỉ định phẫu thuật ngay:
– Polyp phát triển nhanh về số lượng, kích thước sau vài tháng, hình thái bất thường: chân lan rộng, hình dáng xù xì.
– Polyp túi mật mắc kèm với sỏi mật, đa polyp.
Đối với những polyp nhỏ hơn 10 mm, chỉ cần siêu âm định kỳ 6 tháng/lần trong thời gian từ 1,5 năm – 2 năm, nếu polyp không thay đổi hoặc biến mất sau thời gian theo dõi thì sẽ được xác định là lành tính và không cần can thiệp
Hiện các trường hợp được chỉ định cắt bỏ túi mật thường thực hiện bằng phương pháp phẫu thuật nội soi ít xâm lấn. Bệnh nhân sẽ có cơ hội phục hồi sức khỏe nhanh hơn, thời gian nằm viện ngắn hơn, ít đau hơn và hầu như không gặp những biến chứng nguy hiểm.
Không mổ polyp túi mật có sao không?
– 95% trường hợp bị polyp túi mật là lành tính, khi đó người bệnh không cần thiết phải mổ để loại bỏ túi mật hay polyp. Người bệnh hoàn toàn có thể chung sống hòa bình với polyp túi mật mà sức khỏe không bị ảnh hưởng, song vẫn cần thăm khám định kỳ để theo dõi, phát hiện sớm nếu polyp chuyển biến ác tính.
– Qua chẩn đoán, các trường hợp polyp túi mật có kích thước nhỏ, số lượng không nhiều và không có sự phát triển nhanh bất thường thì không cần phẫu thuật. Polyp túi mật lành tính này không tự mất đi song phát triển chậm hoặc không phát triển kích thước nên không gây nhiều ảnh hưởng.
– Dù lành tính không cần mổ thì người bệnh bị polyp túi mật cũng cần lưu ý hơn trong chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Chế độ ăn lành mạnh là hạn chế ăn mỡ, phủ tạng động vật, giảm chất béo, thịt đỏ, tôm, hải sản, … dễ khiến polyp túi mật phát triển và hình thành mới.
Nếu xuất hiện triệu chứng sức khỏe bất thường liên quan đến túi mật và hoạt động tiêu hóa, người bị polyp túi mật cần sớm đến cơ sở y tế khám. Có thể polyp túi mật đã phát triển bất thường cần chẩn đoán lại để xem xét có phải phẫu thuật cắt túi mật hay không.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN SUY GIÃN TĨNH MẠCH
SUY GIÃN TĨNH MẠCH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
CÁC GIAI ĐOẠN SUY GIÃN TĨNH MẠCH
BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH: NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG
DI CĂN GAN DO UNG THƯ PHỔI: ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN CHỨC NĂNG GAN
DẤU HIỆU TOÀN THÂN KHI UNG THƯ PHỔI ĐÃ LAN RỘNG