Có nhiều loại rối loạn giấc ngủ khác nhau. Các rối loạn giấc ngủ thường được phân loại dựa trên nguyên nhân, triệu chứng, khả năng tác động đến tâm sinh lý của người bệnh và nhiều tiêu chí khác. Một số loại rối loạn giấc ngủ phổ biến bao gồm:
Mất ngủ
Mất ngủ là tình trạng khó đi vào giấc ngủ vào ban đêm, lặp đi lặp lại trong nhiều ngày. Những người bị mất ngủ thường bị buồn ngủ quá mức vào ban ngày cũng như dễ bị các chứng suy giảm nhận thức khác trong khi đang thức.
Tình trạng rối loạn giấc ngủ này nếu kéo dài, diễn ra ít nhất ba lần mỗi tuần trong ít nhất ba tháng thì được xem là mất ngủ mãn tính. Hiện nay, thống kê từ tổ chức nghiên cứu về giấc ngủ National Sleep Foundation (Mỹ) cho thấy, có đến khoảng ⅓ số người trưởng thành “chung sống” với chứng mất ngủ.
Hội chứng ngưng thở trong giấc ngủ
Tình trạng này xảy ra khi người bệnh ngáy lớn lên rồi ngưng thở vài phút trong lúc ngủ và thường lặp lại khoảng 5 lần trong 1 giờ. Ngoài ra, người bệnh còn có các biểu hiện khác như tiểu nhiều trong đêm, gặp ác mộng, bị đau đầu, ngủ dậy có cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ, mất tập trung, … Bệnh thường gặp ở những nam giới trung niên, thừa cân, béo phì, …
Hội chứng chân không yên
Là một rối loạn chuyển động khi ngủ, gây cảm giác khó chịu, bồn chồn, thôi thúc người bệnh phải di chuyển chân khi đang cố gắng chìm vào giấc ngủ.
Chứng ngủ rũ
Đây là tình trạng khiến người bệnh buồn ngủ cực độ vào ban ngày. Người bệnh sẽ đột nhiên cảm thấy vô cùng mệt mỏi và ngủ thiếp đi mà không hay biết.
Ngủ nhiều do thiếu ngủ
Sự thiếu ngủ thường liên quan đến những người làm việc quá nhiều, làm việc ban đêm, trực gác, người thân bị bệnh, mới sinh con… Người bệnh có biểu hiện: ngủ li bì khó thức dậy, ngủ gật trong ngày, giảm hiệu suất làm việc, khó tập trung chú ý, bồn chồn, dễ cáu giận, mệt mỏi.
Bệnh mất ngủ giả
Parasomnias là tình trạng “mất ngủ giả” – một dạng rối loạn giấc ngủ tương đối phổ biến hiện nay. Người mắc bệnh mất ngủ giả có thể có những hành vi bất thường trước khi đi vào giấc ngủ hoặc trong giấc ngủ.
Mộng du, nói chuyện trong khi ngủ, rên rỉ trong khi ngủ, gặp ác mộng, tè dầm, … là những hành vi thường gặp của người mắc chứng rối loạn giấc ngủ này. Những biểu hiện của chứng rối loạn giấc ngủ này thường xảy ra ở trẻ em, đôi khi người lớn cũng có thể gặp phải.
Rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học
Rối loạn nhịp điệu giấc ngủ hay còn gọi là rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học là tình trạng khó đi vào giấc ngủ, thức dậy quá sớm nhưng không thể ngủ trở lại, thức dậy trong chu kỳ ngủ, … Tình trạng rối loạn giấc ngủ này bao gồm các dạng như: rối loạn giai đoạn ngủ muộn, rối loạn giai đoạn giấc ngủ nâng cao, rối loạn giấc ngủ do làm công việc theo ca, nhịp điệu ngủ – thức không đều, hội chứng ngủ – thức không theo 24 giờ, …
Ngoài 6 dạng rối loạn giấc ngủ kể trên, còn nhiều dạng rối loạn giấc ngủ khác như ngủ quá mức vô căn, hội chứng Kleine-Levin (hội chứng người đẹp ngủ), chứng tê liệt trong giấc ngủ, …
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN SUY GIÃN TĨNH MẠCH
SUY GIÃN TĨNH MẠCH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
CÁC GIAI ĐOẠN SUY GIÃN TĨNH MẠCH
BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH: NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG
DI CĂN GAN DO UNG THƯ PHỔI: ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN CHỨC NĂNG GAN
DẤU HIỆU TOÀN THÂN KHI UNG THƯ PHỔI ĐÃ LAN RỘNG