Người bệnh tiểu đường được khuyến cáo phải tiêm vắc xin Covid-19 bởi vì nếu bị nhiễm người bệnh sẽ có nguy cơ tử vong cao hơn so với người bình thường. Việc tiêm vắc xin Covid-19 sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và nếu bị nhiễm thì sẽ giảm nguy cơ diễn tiến nặng hơn cho người bệnh tiểu đường. Vậy sau khi tiêm vắc xin Covid-19, bệnh nhân tiểu đường cần chú ý những gì? Tham khảo những thông tin dưới đây nhé!
Chú ý đến chế độ dinh dưỡng
Trái cây và rau củ
Trái cây và rau củ rất giàu chất chống ô xy hóa, khoáng chất và vitamin giúp tăng cường miễn dịch. Sau khi tiêm, người bị tiểu đường nên tăng cường ăn trái cây và rau củ.
Nghệ
Chất curcumin trong nghệ từ lâu đã được khoa học chứng minh là rất có lợi cho sức khỏe, có tác dụng kháng viêm mạnh. Vì vậy, nghệ sẽ giúp giảm một số vấn đề sức khỏe có thể xuất hiện sau khi tiêm vắc xin.
Cá
Cá có đặc tính chống viêm và rất giàu a xít béo omega-3. Đây là dưỡng chất có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Gà
Thịt gà rất phù hợp cho người bị tiểu đường và cao huyết áp. Loại thịt này rất giàu protein. Người bị tiểu đường có thể ăn từ 2 đến 3 bữa có thịt gà trong khoảng một tuần sau khi tiêm vắc xin. Ngoài ra, người ăn có thể bỏ da vì da gà có nhiều cholesterol không tốt cho sức khỏe.
Trứng
Trứng là nguồn cung cấp protein dồi dào và rẻ tiền. Ngoài ra, trứng còn chứa các a xít amin thiết yếu có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Do đó, sau khi tiêm vắc xin, những người mắc bệnh tiểu đường cần thêm trứng vào bữa ăn.
Tỏi
Tỏi có tác dụng kỳ diệu trong việc tăng cường khả năng miễn dịch và nuôi dưỡng các vi sinh vật tuyệt vời trong đường ruột. Tỏi rất giàu probiotics, giúp nuôi dưỡng các sinh vật cực nhỏ trong ruột.
Gừng
Gừng giúp kiểm soát các bệnh liên tục như tăng huyết áp, bệnh mạch vành và nhiễm trùng phổi.
Chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt
– Sau tiêm, cơ thể mệt mỏi do tác dụng phụ của vắc xin, mọi người nên nghỉ ngơi, có thể tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ chậm tại nhà.
– Không uống rượu, sau tiêm: Rượu, bia có thể ức chế miễn dịch, gây mất nước, giảm khả năng chống nhiễm trùng, tăng nguy cơ biến chứng, gây khó khăn khi phân biệt phản ứng của rượu, bia và phản ứng của vắc xin.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
NHỮNG ĐỐI TƯỢNG DỄ MẮC BỆNH THỜI KỲ GIAO MÙA
CÁC BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP Ở NGƯỜI CAO TUỔI KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI TRONG GIAI ĐOẠN GIAO MÙA
NGƯỜI CAO TUỔI NÊN ĂN UỐNG NHƯ THẾ NÀO ĐỂ CÓ GIẤC NGỦ TỐT
MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN NHIỄM HAY GẶP VÀO MÙA THU ĐÔNG
CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÚP PHÒNG NGỪA BỆNH HÔ HẤP KHI GIAO MÙA