Bệnh máu nhiễm mỡ là tình trạng mà chỉ số các thành phần mỡ có trong máu vượt qua chỉ số giới hạn do nhiều nguyên nhân. Điều này làm rối loạn chức năng chuyển hóa lipid trong máu. Tùy vào chỉ số của các thành phần có trong máu như: Cholesterol, LDL, Triglyceride, HDL mà sẽ biểu hiện tình trạng bệnh nặng hoặc nhẹ. Hầu hết trong giai đoạn khởi phát, các triệu chứng bệnh thường không rõ ràng nên rất khó phát hiện bệnh sớm. Việc duy nhất để có thể phát hiện kịp thời bệnh máu nhiễm mỡ chính là kiểm tra xét nghiệm máu định kỳ.
Phương pháp chẩn đoán máu nhiễm mỡ
Bệnh máu nhiễm mỡ chỉ có thể được phát hiện khi có những triệu chứng ở giai đoạn cuối cùng của bệnh. Bởi vậy để có thể chẩn đoán chính xác căn bệnh mỡ nhiễm máu, bạn chỉ có thể đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện uy tín để khám và làm xét nghiệm máu. Kết quả xét nghiệm máu sẽ đưa ra các chỉ số về cholesterol toàn phần, nồng độ LDL, nồng độ HDL, nồng độ triglyceride.
Lưu ý rằng, trước khi lấy máu, bạn cần nhịn ăn khoảng 8 đến 12 tiếng để có thể cho ra kết quả chính xác nhất.
Điều trị bệnh máu nhiễm mỡ như thế nào?
Sử dụng thuốc
Khi tình trạng máu nhiễm mỡ trầm trọng hoặc xuất hiện biến chứng, người bệnh cần được sử dụng thuốc điều trị. Hầu hết các loại thuốc hiện nay đều giúp hạ mỡ máu thông qua cơ chế một chiều là ngăn ngừa gan tạo ra mỡ, giúp hạ mỡ trong máu. Tuy nhiên, điều này khiến mỡ tại các mô, tế bào cũng giảm theo, từ đó dẫn đến hậu quả: Cơ thể thiếu hụt năng lượng, tiêu cơ vân, … Người dùng thuốc sẽ mệt mỏi, uể oải. Cùng với đó, thuốc có rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho gan, thận, … nên khi dùng thuốc kéo dài, người bệnh sẽ mệt mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng công việc, học tập.
Thay đổi lối sống
– Chế độ ăn uống: Hãy giảm chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol trong chế độ ăn uống hàng ngày. Các thực phẩm bạn nên hạn chế như: Nội tạng động vật, đồ chiên rán, mỡ động vật, … Ngoài ra, nên tích cực bổ sung rau xanh; hoa quả tươi; cá chứa nhiều omega-3 như cá hồi, cá trích cá mòi; ngũ cốc; các loại hạt,… vào chế độ ăn uống hàng ngày.
– Giảm cân: Thừa cân, béo phì cũng có thể làm tăng nguy cơ bị máu nhiễm mỡ. Do đó, bạn hãy thực hiện các biện pháp kiểm soát cân nặng hiệu quả.
– Tập thể dục: Điều này giúp giảm mỡ máu, đồng thời tăng cường sức khỏe toàn trạng của cơ thể. Bạn nên cố gắng vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày và 5 ngày/tuần.
Phòng khám đa khoa Thuận Kiều với hệ thống trang thiết bị tiên tiến cùng hơn bác sĩ giỏi chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe sẽ là nơi đáng tin cậy trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh cho mọi người dân.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
VÌ SAO BỆNH SỞI DỄ BÙNG PHÁT THÀNH DỊCH?
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH SỞI NHƯ THẾ NÀO?
BỆNH SỞI CÓ LÂY KHÔNG? LÂY QUA NHỮNG ĐƯỜNG NÀO?
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH SỞI NHƯ THẾ NÀO?
BỆNH SỞI CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
BỆNH SỞI – NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG