BỆNH XƠ PHỔI – NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH

Xơ phổi là căn bệnh mà các mô phổi trở nên dày, cứng, bị tổn thương và mất đi sự đàn hồi, dẫn đến sẹo ở phổi. Chính những vết sẹo này đã cản trở và ngăn chặn quá trình hít thở của bệnh nhân. Bên cạnh đó, bệnh này còn dẫn đến nhiều nguy cơ nghiêm trọng khác, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến mạng sống.

Bệnh xơ phổi là gì?

Xơ phổi hay xơ hóa phổi (Pulmonary Fibrosis) là tình trạng các mô trong phổi bị tổn thương, dày lên, xơ cứng, mất chức năng đàn hồi và tạo thành sẹo ở phổi (bao gồm cả đỉnh và thùy phổi). Những vết sẹo ở phổi ngăn chặn và cản trở hoạt động hít thở của người bệnh, khiến người bệnh khó thở cùng các biến chứng nguy hiểm khác.

Bệnh xơ phổi được chia thành 3 dạng:

– Xơ phổi thứ phát: Xuất hiện sau khi người bệnh có tổn thương phổi như lao phổi, viêm phổi, nhồi máu phổi.

– Xơ phổi khu trú: Khi hít phải các chất gây kích thích như bụi than, silica.

– Xơ phổi vô căn (Idiopathic pulmonary fibrosis), bệnh phổi mô kẽ lan tỏa (Diffuse parenchymal lung disease) và bệnh viêm phế nang dị ứng ngoại lai, hay còn gọi là bệnh viêm phổi tăng cảm (Extrinsic allergic alveolitis).

Nguyên nhân gây bệnh xơ phổi

– Di truyền: Một vài bệnh nhân mắc bệnh xơ hóa phổi do gia đình có tiền sử mắc bệnh, tuy nhiên trường hợp này khá hiếm gặp.

– Viêm phổi do một số loại virus: Nhiều nghiên cứu đã nhận thấy chứng xơ phổi do một vài loại virus gây nên như: epstein-barr, herpes, virus gây ra bệnh bạch cầu đơn nhân, …

– Lạm dụng thuốc: Việc lạm dụng một số loại thuốc khi không có sự chỉ định của bác sĩ có thể gây hại cho phổi, nhất là các loại thuốc hóa trị như methotrexate, cyclophosphamide; thuốc điều trị rối loạn nhịp tim và các vấn đề tim mạch như amiodarone, propranolol; thuốc tâm thần và thuốc kháng sinh như nitrofurantoin, sulfasalazine.

– Ảnh hưởng của bức xạ: Theo thống kê, có một tỷ lệ nhỏ người bệnh xơ phổi đã từng trị liệu bằng bức xạ trong điều trị các bệnh liên quan đến phổi và ung thư vú.

– Thường xuyên sống và làm việc hoặc tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, không khí bị ô nhiễm.

– Thói quen hút thuốc lá: Nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên hút thuốc lá có nguy cơ phát triển chứng xơ hóa phổi tự phát nhiều hơn những người chưa bao giờ hút thuốc.

 Nhận biết triệu chứng của bệnh xơ phổi

– Khó thở: người bệnh thường xuyên thấy khó thở, hụt hơi và thường tăng lên khi hoạt động gắng sức hoặc thay đổi tư thế.

– Thở nhanh và nông: do khả năng thông khí tại phổi giảm nên người bệnh cần tăng nhịp thở để bù đắp lượng O2 thiếu hụt.

– Ho khan kéo dài.

– Mệt mỏi, chán ăn, đau nhức cơ.

– Sụt cân không rõ nguyên nhân.

– Da xanh xao, tím tái do ít oxy trong máu.

– Bàn tay khèo, đầu ngón tay, ngón chân bè rộng hơn bình thường.

Tùy vào thể trạng và sức khỏe của từng người mà triệu chứng xơ phổi và tiến triển bệnh sẽ có sự khác nhau. Đôi khi bạn có thể xuất hiện các biểu hiện khác không được nêu trên. Do đó, nếu có bất kỳ câu hỏi nào về các triệu chứng xơ phổi thì hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên môn.

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ



    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline